cô. Chuyện theo đuổi ấy cuối cùng cũng dừng lại và Tân Dân là kẻ thắng
cuộc.
Cầm lấy chiếc hộp, Khánh Xuân buông một tiếng cảm ơn thật nhẹ rồi đi
xuống cầu thang. Biết là Xuân Cường vẫn đứng đó và nhìn theo mình,
nhưng cô không hề ngoái đầu nhìn lại.
Nhà Khánh Xuân cách cơ quan không xa, đạp xe chỉ mất khoảng mười lăm
phút. Căn nhà này được Viện Khoa học Mỏ - Địa chất cấp cho bố Khánh
Xuân khi ông chuẩn bị nghỉ hưu. Để chuẩn bị cho con gái sau khi kết hôn,
ông đã không nhận căn nhà ba phòng nối liền theo hướng bắc nam mà nhận
hai căn nhà độc lập theo hướng đông tây, một căn có hai phòng và một căn
chỉ có một phòng duy nhất. Ông ở trong căn nhà một phòng ấy. Sau khi mẹ
Khánh Xuân mất, cuộc sống của ông chỉ biết xoay quanh đứa con gái duy
nhất này. Ông thường nói: Con có nhiều bạn bè nên cần phải có một phòng
khách. Bố chỉ có một mình, không cần đến hai phòng làm gì. Vả lại, bố
cũng có thể dùng phòng khách của con, dù sao thì cũng có thể mở hai cửa
cho phòng khách này.
Âu Khánh Xuân cũng chẳng từ chối sự quan tâm của bố. Cô rất hiểu ông và
không có lý do gì mà cô phải khách sáo đối với tình cảm của ông giành cho
mình. Tân Dân không có nhà và đương nhiên là anh sẽ về sống với cô trong
căn nhà này nên mọi việc sắp đặt, trang trí trong nhà, cô giao toàn quyền
cho anh. Không tính nhà bếp và gian vệ sinh, hai căn phòng cùng một hành
lang hẹp trong nhà, việc phí tổn cũng chỉ khoảng mười ngàn đồng, thêm
mấy thứ gia cụ lặt vặt khác được bày biện rất trang nhã nên gây cảm giác
rất thoáng đãng và thoải mái cho bất kỳ ai.
Tuy lễ kết hôn vẫn chưa được tiến hành song bức ảnh tân hôn to tướng của
hai người vẫn được treo một cách đường đường chính chính trong phòng
ngủ. Bức ảnh màu vô cùng bình thường được lồng trong khung gỗ lắp kính
nên cũng khá công phu, sang trọng. Trong ảnh, vẻ mặt của Tân Dân trông
có vẻ khá già nếu so với Khánh Xuân. Tuy trước khi chụp ảnh, anh đã cẩn
thận cạo sạch bộ râu rậm nhưng khi đứng bên cạnh cô, anh giống là anh cả