Về cuộc hành trình của Mộc Nhĩ đi Songdo, tôi đã tham khảo nhiều từ cuốn
sách của Simon Winchester - Triều Tiên: Hành trình qua vùng đất nhiệm
màu. Năm 1987, Winchester đã đi bộ dọc theo Hàn Quốc, từ Đảo Cheju ở
miền nam xa xôi tới Panmunjom, biên giới với CHDCND Triều Tiên. Phần
lớn chuyến đi nhọc nhằn của ông băng qua đúng những vùng địa hình giống
như trong chuyến đi của Mộc Nhĩ.
Độc giả có thể thắc mắc Seoul, thủ đô hiện nay của Hàn Quốc, không được
đề cập đến, dù nó nằm trên tuyến đường mà Mộc Nhĩ đi qua. Seoul được
xây dựng vào năm 1392, hơn hai trăm năm sau khi câu chuyện này xảy ra.
Nhưng Mộc Nhĩ có đi ngang qua nơi này, khi cậu bé dừng lại và nhìn xuống
thung lũng như trong chương 12.
Cũng vậy, bản đồ hiện đại sẽ không chỉ ra vị trí của Songdo. Bởi vì Songdo
được đặt tên lại là Kaesong và nằm ở vị trí hiện nay ở biên giới với
CHDCND Triều Tiên.
***
Nỗi sợ hãi loài cáo có phần phi lý của Mộc Nhĩ có thể khó có sức thuyết
phục với độc giả hiện đại. Để hiểu rõ, chúng ta có thể liên tưởng đến sự sợ
hãi tương tự đối với loài dơi trong truyền thuyết và văn học phương Tây.
Dơi là một sinh vật vô hại, thế mà chúng lại được đề cập đến trong những
câu chuyện ghê rợn về ma cà rồng hút máu người. Dân Triều Tiên trong
thời đại Mộc Nhĩ cũng có nỗi ám ảnh tương tự như vậy đối với loài cáo, và
chúng cũng là nguyên nhân của những câu chuyện hoang đường tương tự.
***
Tên mới của Mộc Nhĩ được chọn là nhằm tôn vinh Hyung-pil Chun, một
cái tên được các viện bảo tàng trên thế giới ghi nhận là người đã tặng nhiều
tác phẩm tráng men ngọc bích Triều Tiên tuyệt đẹp cũng như những tác