phẩm nghệ thuật khác. Ngoài sự kiện ông đã sống ở Triều Tiên vào thế kỷ
12, tôi không thể tìm thêm được tư liệu gì về ông, nhưng nhờ sự chuyên cần
sưu tập và bảo tồn của ông mà ngày nay công chúng có thể chiêm ngưỡng
và thưởng thức những tác phẩm này.
***
“Mười Hai Tiểu Kỳ Quan Thế Giới” được nhà văn Trung Quốc T’ai-ping
Lao-jen liệt kê trong một tác phẩm ít được ai biết đến dưới triều đại nhà
Tống
[7]
của Trung Quốc, cùng thời với triều đại Koryo ở Triều Tiên. Đó
là: “Những cuốn sách của Tàng kinh các, rượu hoàng cung, đá mài mực của
Đỗ Ân, hoa mẫu đơn Liễu Dương, trà Trân châu, màu men gốm huyền bí
của Koryo... là tất cả những gì đặc sắc nhất dưới trần gian!” Tác phẩm này
hiện nay không còn nữa, nhưng một vài tư liệu về nó vẫn còn được lưu trữ -
tôi thấy nó xuất hiện trong cuốn sách Men Gốm Triều Tiên (Korean
Celadon) của Godfrey St. G. M. Gompertz. Và tôi đã trích dẫn câu “Vẻ
lộng lẫy của ngọc bích và tính chất trong suốt của nước” từ tựa một cuốn
catalog của Bộ Sưu Tập Ataka về đồ gốm Triều Tiên ở Osaka, Nhật Bản.
***
Chiếc bình “Thiên sếu” (còn được biết đến với tên là “Con sếu và đám
mây”) có thể được chiêm ngưỡng tại Bảo tàng nghệ thuật Kansong ở Seoul,
Hàn Quốc.