MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 132

« Đang lúc ông hăng hái với việc viết văn như thế thì trưa ngày 23

tháng 8 năm 1945, ông bị Việt-Minh bắt đem đi mất tích. Ông cùng bị giam
và bị giết chôn một huyệt với Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Huân hồi đầu
tháng 9 dương lịch 1945 ». – THANH-LÃNG

189

Tài liệu của bác sĩ TRẦN KIM BẢNG căn cứ vào lời thuật của bà

Phùng Ngọc Duy, nhũ danh Phạm thị Hảo, rọi sáng vào cái chết tối tăm của
P.Q. :

« Phong trào Việt-Minh nổi lên, biểu tình lập chính phủ mới ồn ào tại

Huế, ngày 16 tháng 7 âm lịch 1945 lúc 13 giờ

190

. Nhân viên chính phủ Hồ

Chí Minh đến bắt Phạm Quỳnh đem đi giam tại Phủ Thừa ở Huế. Hai tháng
sau gia đình được tin ông bị bắn chết, nhưng không biết ở đâu để tìm xác.

« Năm 1956, được gia đình Ngô Đình Diệm báo tin cho bà Phùng

Ngọc Duy biết Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi và con là Ngô Đình Huân
cùng bị bắn và chôn cùng một huyệt ở Hát Phú cách Huế 20 cây số thuộc
Quảng Trị (…)

« Người chỉ dẫn tới huyệt chôn xác là người lái đò năm xưa đã đưa ba

nạn nhân đến nơi xử bắn. Theo lời ông lái đò nói lại rằng sáng sớm ngày
hôm xử bắn, ông không nhớ rõ ngày (năm 1945) (…) Phạm Quỳnh nằm
dưới hai xương tay đưa ra gáy ôm lấy sọ bị bắn thủng, bảy phát súng lục
(…) Di hài Phạm Quỳnh được đưa về chôn tại chùa Vạn Phước ở Huế ».

191

Như vậy, không ai biết được chính xác ngày giỗ của P.Q. trừ ông lái

đò, mà ông này thì đã quên, và người bắn P.Q. Nhưng người này liệu còn
sống hay không ? và nếu còn sống thì chắc gì đã nhớ ?

Tóm lại :

- Dư luận trong văn học giới càng ngày càng tỏ ra bất lợi cho PHẠM

QUỲNH mà ngay từ lúc còn sanh tiền đã bị gọi là PHẠM « hót tây ».

- Năm sanh của ông nên điều chỉnh lại theo giấy tờ hợp pháp của ông

là năm 1891, hay năm 1892 trên thực tế có thể khác với năm ghi trên giấy
tờ hộ tịch.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.