MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 134

KIỀU THANH QUẾ VÀ NGUYỄN VĂN HAI

VỚI QUYỂN THI HÀO TAGORE (1943)

Trong « Việt-nam văn học sử giản ước tân biên », quyển III (1965), ở

mục nói về « sự trỗi dậy của văn học miền Nam » trong thời gian 1940-
1945, ông PHẠM THẾ NGŨ có nhận xét : « Ngay từ 1941, miền Nam đã
cung cấp cho tạp chí « Tri Tân » những cây bút khảo luận xuất sắc : LÊ
THỌ XUÂN, TỐ-PHANG, KIỀU THANH QUẾ » (tr.630).

KIỀU THANH QUẾ (tính danh) còn có bút hiệu là MỘC-KHUÊ

(chiết từ chữ quế) và TÔ-KIỀU-PHƯƠNG nữa. Ông ở trong Nam nhưng
lại cọng tác đều đặn với tờ « Tri Tân » ở Hà-nội kể từ số 23 (14-11-1941).
Ông nghiêng về phần phê bình những sách thuộc loại sáng tác, ngoài những
bài khảo luận như ông P.T.N. đã nhận xét. Xưa nay, những nhà cầm viết
dấn thân vào ngành phê bình dễ gây ra sự đụng chạm. Một tờ báo ở Hà-nội
gọi ông là KIỀU THANH CỦI. Ông là một tác giả bị chỉ trích nhiều nhứt
trên tờ « Thanh Niên » về nội dung bài vở, và cả về xử thế nữa. Dầu sao,
ông cũng được văn học sử đề cập và ông cũng lại là người viết khỏe nhứt
thời đó trong số ba tác giả được ông P.T.N. nhắc tới. Tác phẩm của ông
gồm có :

- Hai mươi tuổi (1940)
- Ba mươi năm văn học (1941)
- Phê bình văn học (1942)
- Cuộc tiến hóa văn học Việt-nam (1943)
- Đàn bà và nhà văn (1943)
- Học thuyết Freud (1943, ký TÔ-KIỀU-PHƯƠNG)
- Thi hào Tagore (1943, ký NGUYỄN VĂN HAI)
- Cuộc vận động cứu nước trong « Việt-nam vong quốc sử » (1945)
- Vũ trọng Phụng và chủ nghĩa tả thiệt xã hội (1945).

Phần lớn những sách trên đều do nhà Tân-Việt xuất bản ở Hà-nội.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.