MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 136

Năm 1942, ông K.T.Q. được miễn cưỡng bách lưu trú ở Cần-thơ và về

Sài-gòn.

Mùa thu năm 1945, cách mạng bùng nổ. Một bài hát làm xao xuyến

lòng người lúc bấy giờ bắt đầu bằng câu « Mùa thu rồi, ngày hăm ba ta đi
theo tiếng kêu sơn hà nguy biến… »

193

vang dội khắp đường phố và đồng

quê. K.T.Q. là một trong những người ra đi đó. Vào khoảng cuối năm 1947,
ông mất tích luôn.

Thấy mấy nhà viết văn học sử còn nhớ đến ông K.T.Q., chúng tôi mới

có mấy dòng này để làm sáng tỏ một điểm là NGUYỄN VĂN HAI không
phải là bút hiệu của KIỀU THANH QUẾ, mà chính là tên một người bạn
của ông, và bạn của ông, NGUYỄN VĂN HAI cũng không hề là tác giả
của « Thi hào Tagore » ! Một trường hợp đặc biệt nghe ra thật lủng củng
nhưng cũng chưa sánh bằng câu chuyện ly kỳ, bí hiểm chung quanh cái bút
hiệu T.T.KH. đã làm tốn hao nhiều giấy mực mà hiện vẫn còn là một chấm
hỏi.

Trong lịch sử văn học Việt-nam, chắc không thiếu những trường hợp

một bút hiệu nào đó rất quen thuộc từ trước « những ngày binh lửa cháy
quê hương » lại biến mất như KIỀU THANH QUẾ hoặc một bút hiệu xuất
hiện một ít lâu rồi bặt luôn vì nhiều lý do phức tạp, nhưng lại có thể xuất
hiện dưới một bút hiệu khác. Có trường hợp được biết rõ ràng như NHẤT-
HẠNH phải đổi ra B’SU DANGLU, có trường hợp ít người hay không ai
được biết.

Đó cũng là một trở ngại đặc biệt cho các nhà viết văn học sử ở Việt-

nam chúng ta sau này, mỗi khi muốn nhìn toàn bộ văn nghiệp của một tác
giả có nhiều bút hiệu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.