MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 162

Vào khoảng giữa năm 1956, đơn vị cuối cùng của quân đội viễn chinh

Pháp phải cuốn gói xuống tàu về nước. Sau ngót một trăm năm làm chủ
nhơn ông trên mảnh đất này, họ ra đi nhưng còn để lại ảnh hưởng về nhiều
mặt, tốt xấu, lợi hại đều có. Hễ bên kia trời tây có bao nhiêu cái « ismes »
(chủ nghĩa) trong văn nghệ thì ở bên nây cũng có bấy nhiêu, với một sự
chậm trễ năm mười năm trở lên. Tình trạng theo đuôi chậm trễ này khiến
có người nhận xét rằng văn chương của ta ở đây là văn chương trễ tàu. Họ
có thói quen phân chia lịch sử của họ ra từng thời kỳ riêng biệt, nào thượng
cổ, trung cổ, nào cận đại, hiện đại.

Chính hai từ ngữ sau này là những khúc xương khó nuốt trong lịch sử

và trong văn học. Mỗi tác giả tự ấn định giới hạn thời gian cho thời đại cận
kim (nói tắt là cận đại) và thời đại hiện kim (nói tắt là hiện đại), hoặc chẳng
cần giới hạn gì hết. Bởi lẽ ấy, người đọc thoáng nhìn qua tựa bài, tựa sách
hay chương sách có những chữ đó, không thể hiểu ngay được nội dung đích
xác người ta muốn gán cho nó.

Từ đó có băn khoăn và suy tư, có những nỗ lực nhằm giải quyết vấn

đề. ông NGUYỄN SỸ TẾ lên tiếng trong địa hạt văn học

216

, ông TRƯƠNG

BỬU LÂM trong địa hạt sử học.

217

Ở đây, trước tiên chúng tôi sẽ trình bày khái quát sự phân kỳ lịch sử

văn học ở Tây Phương, kế đó là ở Việt-nam và sau cùng vài ý kiến riêng
của chúng tôi về vấn đề.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.