MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 163

I. SỰ PHÂN KỲ Ở TÂY PHƯƠNG

Nhờ chữ viết, vài dân tộc sớm bước vào lịch sử như Ai-Cập, Sumer

vùng Lưỡng-hà địa từ thiên Kỷ IV trước Ky-Tô (sẽ viết tắt T.K. hoặc dấu
âm (–) trước con số chỉ năm). Những dân tộc khác biết chữ viết chậm hơn,
như dân tộc Pháp bước vào lịch sử năm 53 khi tướng César vào chinh phục
xứ Gaule. Dân tộc Việt-nam bước vào lịch sử từ lúc Triệu Đà sáp nhập Âu-
Lạc vào quận Nam-Hải để lập ra nước Nam-Việt (207 T.K.)

Từ khi có dân tộc Sumer tạo được chữ viết đầu tiên cho đến nay, nhơn

loại đã có non sáu nghìn năm lịch sử. Các sử gia Tây Phương có thói quen
chia lịch sử nhơn loại ra làm bốn thời đại lớn :

1. Thời đại thượng cổ từ khoảng 4.000 năm T.K. đến năm 476, năm

thành La-mã thất thủ, Romulus Augustulus, vị hoàng đế cuối cùng của Tây
đế quốc La Mã băng hà.

2. Thời đại trung cổ, từ năm 476 đến 1453, năm Constantinople, thủ

đô của Đông đế quốc La Mã lọt vào tay đế quốc Thổ-nhĩ-kỳ.

3. Thời đại cận kim (hay cận đại) từ năm 1453 đến 1789, năm đại cách

mạng Pháp bùng nổ.

4. Thời đại hiện kim (hay hiện đại) từ năm 1789 đến nay.

Qua sự phân chia trên, ta nhận thấy các thời đại càng ngày càng rút

ngắn lại :

- Thời đại thượng cổ : 4000 T.K. đến 476 S.K. = 45 thế kỷ (số tròn)
- Thời đại trung Cổ : 476 đến 1453 = 10 thế kỷ
- Thời đại cận kim : 1453 đến 1789 = 3 Thế kỷ
- Thời đại hiện kim : 1789 đến 1973 = 2 thế kỷ

Sự phân chia này không có giá trị tuyệt đối chung cho các dân tộc vì

sự phát triển bất đồng của các quốc gia ngay trên một lục địa chớ không nói
đến các lục địa khác nhau. Ví như ở Âu-châu, trong lúc các nước ở phía tây
bờ sông Elbe vào thế kỷ XIX đã tiến mạnh trên con đường khoa học và kỹ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.