I. VÀI DÒNG TIỂU SỬ
CAO BÁ QUÁT tự MẪN-HIÊN, hiệu CHU-THẦN
ra đời vào
khoảng trước sau năm Gia-long thống nhứt đất nước (1802). Ông là con cụ
đồ Cao Cửu Chiếu
, cháu của Cao Bái Hiên
, Binh bộ thượng thư triều
Lê, kiêm tham tụng bên phủ chúa.
Ông thuộc dòng họ vốn « dõi đời khoa bảng xuất thân » tại làng Phú-
thị, huyện Gia-lâm, tỉnh Bắc-ninh.
Ông là em song sinh của Cao Bá Đạt và là chú của CAO BÁ NHẠ, tác
giả « Tự Tình khúc ». Cả hai anh em đều được cha nghiêm huấn. Năm 14
tuổi, C.B.Q. đã làm được đủ các thể văn và viết chữ đẹp đủ cả bốn kiểu
chân, thảo, triện, lệ nhưng không may mắn lắm trên đường cử nghiệp. Năm
1831, ông mới đậu cử nhơn ở trường Hà-nội nhưng từ năm sau hỏng luôn
mấy khoa thi hội. Năm ấy, anh ông thi hỏng và khoa sau nữa (1834) mới
đậu cử nhơn.
Năm 1841, do sự tiến cử của quan tỉnh Bắc-ninh, ông mới được sung
chức hành tẩu bộ Lễ tại kinh. Cuối năm đó, ông giữ một chân sơ khảo tại
trường thi hương Thừa-thiên. Trong chức vụ đó, ông có chữa bài cho sĩ tử
phạm trường qui để lấy đậu vì luyến tài chớ không có hậu ý gì khác. Việc
bại lộ, ông bị ghép vào tử tội, nhưng được vua Thiệu-trị gia ân cải thành tội
giảo giam hậu, đày đi Đà-nẵng.
Hai năm sau, 1843, nhân có phái bộ Đào Trí Phú đi Tân-gia-ba, ông
được chỉ sai đi theo. Khi về, ông được phục chức rồi thăng Chủ sự bộ Lễ.
Nhờ chuyến đi này, nhãn quan của ông được mở rộng và ông ý thức được
về cái tệ hại của việc học từ chương khoa cử, phù phiếm :
Tân-gia từ vượt con tàu,
Mới hay vũ trụ một bầu bao la.
Giật mình khi ở xó nhà,
Văn chương chữ nghĩa khéo là trò chơi.
Không đi khắp bốn phương giời,
Vùi đầu án sách uổng đời làm trai.