MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 41

Bản dịch của TRÚC-KHÊ

Nơi đất thần kinh, tuy ở vào một địa vị khiêm tốn nhưng không biết

quì lụy. TÙNG-THIỆN VƯƠNG mời ông vào Mặc-Vân thi xã (cũng còn
gọi là Tùng-Vân thi xã) gồm có nhiều thi bá thuộc hàng hoàng thân, quốc
thích, đại thần và cả danh sĩ của sứ bộ Trung Hoa nữa. Đã có xem thơ của
nhóm này, ông từng hạ lời :

Ngán thay cái mũi vô duyên,

Câu thơ thi xã con thuyền Nghệ-an.

Nhưng trước sự ân cần và đại lượng của TÙNG-THIỆN VƯƠNG và

TUY-LÝ VƯƠNG, ông mới chịu nhập hội tao đàn.

Có phải chăng vì cái tính gai góc của ông mà năm Tự-Đức thứ bảy

(1854), ông bị giáng đưa đi làm giáo thọ phủ Quốc-oai, tỉnh Sơn-tây, ở một
vùng cô lậu, xa hẳn chốn kinh kì mà cũng xa luôn đất nghìn năm văn vật ?

Xa chốn kinh kỳ, ông tránh sao cho khỏi cái tâm trạng của kẻ bị lưu

đày như BẠCH CƯ DỊ xa đất Trường-an đi nhậm chức Tư-mã ở mãi tận
Giang-châu xa xôi, nơi bến Tầm-dương tịch mịch :

Tầm-dương đất trích gối sầu hôm mai.

Mấy câu đối ông dán ở trường học :

Mô phạm dăm ba thằng mặt trắng,

Đỉnh chung chiếc rưỡi cái lương vàng.

Và ở nhà :

Nhà trống ba gian, một thầy, một cô, một chó cái.

Học trò dăm đứa, nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi.

Hẳn đã diễn tả được phần nào cái tâm trạng đó.

Ở đất trích Quốc-oai, ông lại khó chịu về cái tính hách dịch của Tổng-

đốc Nguyễn Bá Nghi. Vì những lẽ nào khác nữa chăng mà ông chán nản bỏ
quan theo Lê Duy Cự (có sách chép Lê Duy Đồng, cháu bốn đời vua Lê-

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.