Hiển-tông), một người tự xưng con cháu nhà Lê. Ông này được tôn làm
minh chủ còn C.B.Q. được phong làm quốc sư.
Tháng mười năm 1854, ông thảo hịch dấy binh ở Mỹ-lương với lá cờ
vàng có hai câu đối :
Bình-dương, Bồ-bản vô Nghiêu, Thuấn,
Mục-dã, Minh-điều hữu Võ, Thang.
(Ở Bình-dương, Bồ-bản không có (minh quân thánh chúa như)
Nghiêu, Thuấn (nên) ở Mục-dã, Minh-điều (mới) có Võ, Thang (đứng lên
làm cách mạng).
Cuộc dấy binh đó được sử chép lại gọi là giặc Châu-chấu vì mấy tháng
trước ở hai tỉnh Sơn-tây, Bắc-ninh, châu-chấu xuất hiện rợp trời, phá hại
mùa màng rất nặng nề. Dân chúng cho đó là một triệu chứng bất tường, ứng
nghiệm với cuộc dấy binh ở Mỹ-lương.
Với hơn hai nghìn quân ô hợp, võ trang thô sơ, C.B.Q. cùng đồng
đảng (Nguyễn Kim Thanh, Nguyễn Văn Thực, Nguyễn khắc Quyết, Đinh
Công Mỹ, Bạch Công Trân) không đương cự lại với binh triều do hai phó
lãnh binh Sơn-tây là Nguyễn Ngao và Lê Thuận Đại chỉ huy.
Thất bại, ông bị giết cùng cả họ (1854), kể cả hai con ông là Cao Bá
Phùng và Cao Bá Thông. Anh ông là Cao Bá Đạt đang tại chức tri huyện ở
Nông-cống (Thanh-hóa) bị bắt giải về kinh thọ hình, đã tự tử giữa đường.
Cháu gọi ông bằng chú CAO BÁ NHẠ trốn tránh ở chân núi Hương-sơn
(Hà-đông), tám năm sau cũng bị bắt.
CAO BÁ QUÁT là tác giả của nhiều câu đối và là nhân vật của nhiều
giai thoại nay được biết hoặc không phải của ông hoặc còn tồn nghi
*
Không kể những diễn văn và bài vở đăng tải trên báo chí, cuốn sách
đầu tiên viết về C.B.Q. là cuốn « Cao Bá Quát » của TRÚC-KHÊ (1940)