Đặng là người hiểu rõ Chu Ân Lai, và đã mượn oai của Chu để thanh trừng
nhóm Tứ nhân bang. Ngày 9-4-1974 tại cuộc họp đảng Chu tuyên bố:
"Trương Xuân Kiều đã phản bội đảng, nhưng Chủ tịch không cho phép
chúng tôi điều tra". Đây là án tử hình cho Trương Xuân Kiều sau này, mà
cũng đồng thời gián tiếp xác nhận Chu bị ép buộc trong cuộc Cách mạng
văn hóa.
Biết rằng cái chết của Mao chỉ đếm từng ngày (mà không cho Mao biết), bộ
ba Chu-Diệp-Đặng ép Mao chính thức phong Đặng làm người thừa kế của
Chu. Khi đó Mao cũng đã được Tứ nhân bang báo cáo những hoạt động
khả nghi của nhóm Đặng, nhưng Mao không có sự lựa chọn nào khác là
phải phê chuẩn, nếu ông muốn chết êm ả trên giường bệnh. Ông chọn giải
pháp hàng hai: Đặng được phong làm Phó Thủ tướng thứ nhất nhưng cũng
phong Trương Xuân Kiều làm người thứ nhì trong quân đội và chính phủ,
chỉ sau Đặng. Thêm nữa, Tứ nhân bang được nắm báo chí và truyền thanh
truyền hình.
Ngày 26-12 Chu thông báo cho Mao hay tại giường bệnh là Chu có bằng cớ
là Giang Thanh và Trương Xuân Kiều bị Quốc Dân Đảng mua chuộc vào
năm1930. Đây là đòn chí tử của Chu đối với Mao, khi cho Mao hay là
người vợ của Mao và người đứng đầu trong nhóm Mao đã lập ra và tin
tưởng là gián điệp cho kẻ thù.
Tháng 3-1975 Mao liên lạc với nhóm Tứ nhân bang để họ phát động một
chiến dịch trên báo và đài để chống lại nhóm Đặng, nhưng Đặng tới gặp
mặt Mao yêu cầu ngừng ngay lại. Mao phải đồng ý, đổ thừa là do nhóm
này tự ý làm. Ngày 3-5, tại hội nghị bộ chính trị, Mao phải ban lệnh cho
nhóm Tứ nhân bang ngừng lại, và chính thức xác nhận đây là lỗi của Mao.
Đây là lần cuối cùng Mao xuất hiện tại Bộ chính trị. Ai cũng thấy khi đó
Mao đã bị mù, rất yếu, và nói không ra hơi. Cũng tại cuộc họp này, Mao
khẩn khoản nhiều lần: "Đừng xét lại nữa, đừng chia rẽ nữa, đừng âm mưu
nữa" Câu đầu có nghĩa là hãy trung thành với Cách mạng văn hóa. Hai câu