sau có nghĩa là đừng chia rẽ đảng, và đừng âm mưu lật đổ tôi, muốn làm gì
hãy chờ tôi chết rồi đã (làm gì với vợ tôi và nhóm của bả cũng được).
Tháng 6-1975 quân đội thách đố Mao bằng cách tổ chức một cuộc tưởng
niệm cho thống chế Hạ Long, người bị Mao giết vì nghe bộ trưởng quốc
phòng Liên Xô nói câu: "hãy loại bỏ Mao" mười một năm về trước. Chu
Ân Lai có mặt hôm đó, ông ôm vợ Hạ Long mà vừa khóc vừa xin lỗi đã
không cứu ông ấy được khi đó. Thực ra Chu là người đã xử chết Hạ Long
vì ông là trưởng ban điều tra, nhưng sự có mặt của ông hôm đó đã đổ hết
mọi tội lỗi lên đầu Mao.
Ngày 23-7 Mao mổ mắt lấy hạt cườm ra. Ngay khi thấy lại được, việc làm
đầu tiên của Mao là phải thanh trừng Chu, ông không muốn ai đổ lỗi cho
mình cả. Hai tuần sau, ông cho phát động một chiến dịch trên báo tố Chu.
Tuy nhiên chiến dịch này đã phải ngừng lại khi Đặng trực tiếp đối mặt Mao
yêu cầu ngừng lại, một lần nữa Mao đổ thừa cho vợ mình tự ý làm.
Ngày 8-1-1976, Chu Ân Lai chết, Mao hành động ngay tức khắc. Ông ra
lệnh sa thải Đặng, bắt giam tại gia, đồng thời đình chỉ công tác Diệp. Mao
lập một người ít ai biết đến là Hoa Quốc Phong lên thay Đặng. Lý do Mao
chọn Hoa chứ không phải một người trong nhóm Tứ nhân bang là để tránh
những phản đối đến từ trong đảng và quân đội.
Tuy nhiên, bây giờ không còn là thời của ngày xưa nữa. Đặng Tiểu Bình
khi sử dụng lại hầu hết những cán bộ đã bị Mao thanh trừng trước kia đã
tạo được một lực lượng đông đảo và mạnh mẽ, dám nói dám làm. Họ hiểu
được thế nào là dân làm chủ. Khi xác Chu Ân Lai được đưa từ nhà thương
tới nhà quàn, có trên một triệu người tự ý xắp hàng dọc đường đưa tiễn
ông, mà không có sự sắp đặt sẵn. Sự vắng mặt của Mao ngày tang lễ của
Chu được đánh giá là tàn ác, và khi Mao đốt pháo mừng tết ở Trung Nam
Hải, người ta xầm xì là Mao ăn mừng Chu chết. Càng ngày càng có nhiều
người tụ tập về Thiên An môn đặt hoa và viết thơ tưởng niệm Chu, và kết