Jung Chang và Jon Halliday
Mao: The Unknown Story
Chương 4
Bị đá văng ra khỏi vị trí lãnh đạo ở ĐCS, Mao bèn thử thời vận ở Quốc dân
đảng. Ông rời Trường Sa mà đi Quảng đông. Chỉ trong hai tuần ông được
giao cho quản lý bộ tuyên truyền, và làm chủ bút tờ Chính trị Tuần báo.
Tháng 2-1926, 32 tuổi, Mao được QDĐ phong làm thành viên sáng lập Uỷ
ban vận động nông dân quốc gia và đồng thời làm Hiệu trưởng trường đào
tạo cán bộ cho tổ chức này. Những cán bộ này có nhiệm vụ đi về nông thôn
xách động nông dân nổi lên lập thành phong trào nông dân chống kẻ giàu.
Khi Quốc dân đảng bắt đầu chiến dịch bắc tiến để lật đổ chính phủ Viên thế
Khải thì phong trào này đang lập được nhiều thành tích, và dĩ nhiên hậu
quả là xã hội bị xáo trộn, bạo loạn nổi lên khắp nơi. Mao được QDĐ điều
về Hồ Nam để chỉ đạo phong trào.
Chính nơi đây Mao tận mắt chứng kiến phong trào đã biến những người
nông dân hiền lành thành những kẻ bạo động. Họ đội cho nạn nhân một cái
mũ giấy ghi tội và lôi kéo các nạn nhân đi khắp phố, theo sau là một đám
đông. Nhiều nạn nhân bị đánh đập tới chết, trong khi những người đứng coi
la lớn: "giết nó đi". Sự kiện này đã kích thích Mao. Ông viết trong bản báo
cáo tháng 3-1927: "Sự dã man nơi đây đã bơm vào người tôi một kích thích
tố mới. Thật tuyệt vời". Theo Mao, trật tự xã hội cần phải được đập nát
trước khi xây dựng một xã hội mới, và điều này lọt vào mắt xanh của
những người Cộng sản Liên Xô. Vì thế, Mao được chọn cho trở lại Uỷ ban
Trung ương đảng, dù chỉ là dự khuyết.
Trong khi đó, càng ngày càng có nhiều đảng viên Quốc dân đảng lên tiếng
chống đối sự bạo loạn đang gia tăng này. Ngày 6-4-1927 trong một cuộc
kiểm tra đột xuất tại một cơ sở của Liên Xô, chính phủ Bắc Kinh đã khám
phá những tài liệu chứng tỏ Liên Xô đã móc nối và gài gián điệp với mục
đích lật đổ chính phủ dân quốc. Những tài liệu này cũng tiết lộ liên hệ giữa