Trương Quốc Đào cũng không "hiền", chính hắn đã chủ trì và đích thân
tham dự nhiều cuộc thanh trừng tàn khốc.
Thế là thay vì tiến lên phía bắc bắt tay với Trương Quốc Đào, Mao lại quay
về nam tấn công quân đội Tưởng đang theo đuôi Mao. Đây là một chuyện
làm ngu ngốc, vì quân Tưởng không hề có ý định tấn công Mao. Dĩ nhiên
thoạt đầu không ai chịu nghe ý kiến của Mao, nhưng Mao đã có sự dàn xếp
sẵn với Chu và Lạc Phủ. Bốn ngàn quân Mao chết và bị thương trong trận
này. Tàn quân hối hả làm phao chạy trốn sang bên kia sông Hồng hà, bỏ lại
các quân cụ nặng. Trận đánh này gây ra một tổn thất lớn cho hồng quân,
nhưng đã cho Mao một lý do chính đáng để không tiến về Tứ Xuyên:
không còn sức đề kháng nếu gặp quân Tưởng chặn đầu ở Tứ Xuyên. Sử
sách Trung quốc viết là trong trận đánh này Mao đã kịp thời rút quân, cứu
hồng quân khỏi bị thiệt hại nặng nề, mà không viết rằng chính Mao là kẻ đã
chọn chiến trường.
Trong hai tháng liền sau đó, Tưởng liên tục bỏ bom sau lưng quân Mao để
ép quân Mao tiến về Tứ Xuyên, thế nhưng mặc kệ mưa pháo, Mao vẫn cứ
dẫn quân tiến về nam, và khi bị pháo nặng quá thì rút chạy về bắc, nhưng
rồi sau đó lại quay vòng về nam. Hồng quân liên tục hứng chịu nhiều thiệt
hại, cho mãi tới ngày 28-4 thì Mao mới đồng ý tiến về Tứ Xuyên, dưới áp
lực của Lâm Bưu, Bành Đức Hoài và Lạc Phủ (dù ông này đã bị Mao mua
chuộc). Chính Lâm Bưu đã phải la lên: "Cứ tiếp tục như vầy thì toàn quân
sẽ chết hết".
Thế nhưng khi hồng quân tới Hiuli, một tỉnh nhỏ cực nam của Tứ Xuyên,
Mao lại ra lệnh đóng quân và vì thế, phải hứng chịu hai mặt trận: bị Tưởng
thả bom sau lưng, và bị phải giao chiến với quân đội của lãnh chúa vùng
này. Trước sự chống đối mạnh mẽ của Lâm Bưu và Bành, Mao cuối cùng
phải nhượng bộ. Hồng quân lại tiếp tục bắc tiến và ngày 25-6 thì Mao gặp
mặt Trương Quốc Đào. Tổng cộng Mao đã dẫn quân đi vòng vòng ở Quý
Châu 4 tháng, làm chết khoảng 30 ngàn quân, tức là hơn phân nửa số quân