MAO- THE UNKNOWN STORY - Trang 99

Mao cũng là kẻ đỡ đầu cho lực lượng cộng sản ở Thái. Ngày 7-8-1965 đảng
cộng sản Thái đụng độ với lực lượng quân đội của chính phủ theo lời
khuyến dụ của Mao, nhưng không đem lại kết quả như ý.

Thất vọng lớn nhất của Mao về mặt đối ngoại trong năm 1965 phải nói là
cuộc đảo chánh ở Indonesia.

Tổng thống Sukarno thân Bắc Kinh, nên đã giao cho đảng cộng sản
Indonesia nắm giữ một số cơ quan quan trọng trong chính quyền và quân
đội. Đây là một đảng cộng sản lớn nhất không nắm chính quyền vì có tới
35 triệu đảng viên. Ngày 30-9 đảng cộng sản tổ chức một cuộc đảo chính
để giành chính quyền theo lời khuyên của Mao: "Phải nắm lấy cơ hội mà
giành chính quyền"
, tổng tư lệnh quân đội và năm viên tướng khác bị bắt
giữ và bị giết. Thế nhưng âm mưu này đã bị tiết lộ, và một viên tướng
không nằm trong danh sách phải cần bị bắt của phe đảo chánh đã lật ngược
được tình thế. Tướng Suharto ban lệnh bắt và tàn sát cả trăm ngàn người,
đảng viên đảng cộng sản, cảm tình viên cũng như thường dân. Tất cả thành
viên của bộ chính trị đều bị giết, ngoại trừ một người, Jusuf Adjitorop, khi
đó đang ở TQ.

Về mặt đối nội, lợi dụng uy tín Mao xuống thấp, Lưu Thiếu Kỳ đã tạo cho
mình được một vị trí ngang ngửa với Mao. Báo chí TQ không còn chỉ tôn
vinh Mao Chủ tịch, mà luôn luôn Mao Chủ tịch và Lưu Chủ tịch (Lưu là
Chủ tịch nước, Mao là Chủ tịch đảng). Vì là người đã đưa TQ ra khỏi nạn
chết đói, Lưu được rất nhiều người ủng hộ, kể cả từ những kẻ đã từng ủng
hộ Mao trước kia. Thậm chí, có người đề nghị chỉ treo tranh Lưu (không
treo tranh Mao) trên tường Thiên An môn, nhưng Lưu đã bác bỏ ý kiến đó
ngay lập tức.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.