cũng gọi là chủ nghĩa xá hội dân chủ. Tình hình trên đã diễn ra ở
Mỹ. Nga, Trung Quốc và nhiều nước phát triển khác.
Trong cuốn “Chủ nghĩa tư bản mới”, học giả Mỹ W.E Harral
viết:
Kinh tế hỗn hợp: Một trật tự thế giới nối liền chủ nghĩa tư bản
với chủ nghĩa xã hội. Vượt trên ý thức hệ xơ cứng của “chủ nghĩa
tư bản cũ” và “chủ nghĩa xã hội cũ”, hai loại chế độ xã hội đều
đang tiến tới mục tiêu chung: lợi dụng đặc điểm hấp dẫn của xí
nghiệp tự do để tránh mọi khuyết tật của chủ nghĩa tư bản lũng
đoạn độc quyền và chủ nghĩa xã hội nhà nước tập quyền trung
ương.
Nhà kinh tế học Pháp J. Rafael cũng nêu rõ: “Trong phần lớn các
nước phát triển, toàn bộ nền kinh tế quốc dân đều đã trở thành kinh
tế hỗn hợp, thậm chí xem ra đã trở thành một thể chế tổ chức xã
hội nhất định. Là mô hình hỗn hợp của chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa từ bản, về lý luận, kinh tế hỗn hợp chính là biện pháp bổ cứu
có ý nghĩa kép nhằm vào thất bại rõ rệt của nền kinh tế kế hoạch
quốc hữu hoá toàn diện, và trào lưu tư tưởng tự do cổ dộng xoá bỏ
sự quản lý của nhà nước, thực thi tự do hoá toàn diện.
Ông còn vạch rõ:
“Theo niên báo Thế giới phát triển 1982, thể chế kinh tế của 19
nước công nghiệp phát triển đều là kinh tế hỗn hợp. Bởi vậy, nếu
lấy thành tích kinh tế cụ thể chứ không phải những lời cam kết
trống rỗng để thảo luận chế độ nào có khả năng giải quyết vấn đề
hơn, thì không nghi ngờ gì nữa, kinh tế hỗn hợp lấy thị trường làm
trung tâm là chế độ tương đối ưu việt”.
Nước Anh đã hai lần thực hiện quốc hữu hoá trong thời gian
1945- 1951 và 1971, tập trung trong tay nhà nước hàng loạt xí