MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 10

nhân dân. Một chính đảng lãnh đạo nhân dân tiến lên phải như Ăng
ghen điều chỉnh mục tiêu phấn đấu của mình cho kịp thời đại, và
trịnh trọng công bố trước nhân dân.

Trong một bức thư tháng 9- 1890, Ăng ghen viết: “Theo quan

diềm duy vật, nhân tố mang tính quyết định trong quá trình lịch sử
nói cho cùng là sản xuất và tái sản xuất trong đời sống hiện thực.
Mác và tôi đều chưa khẳng định được gì nhiều hơn thế”. Trước khi
ra đời, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra năng suất lao động cao hơn chế
độ phong kiến, nên chế độ tư bản đã hoàn toàn chiến thắng chế độ
phong kiến. Chế độ xã hội chủ nghĩa bạo lực - giai đoạn đầu của
chủ nghĩa cộng sản - trải qua hơn 70 năm nỗ lực hết sức mình để
đuổi kịp và vượt các nước tư bản chủ nghĩa, chỉ riêng Liên Xô và
Trung Quốc đã phải trả giá 50 triệu người chết đói (Liên Xô 13
triệu, Trung Quốc trên 37 triệu), mà cũng không đuổi kịp các nước
tư bản chủ nghĩa chủ yếu trên phương diện “sản xuất và tái sản
xuất trong đời sống hiện thực”. Chế độ xã hội chủ nghĩa bạo lực
của Lenin, Stalin và Mao Trạch Đông thi thố hết tài năng cũng
không tạo ra nổi năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản,
đương nhiên bị lịch sử đào thải, giai đoạn cao hơn của nó là chủ
nghĩa cộng sản tất nhiên cũng diệt vong.

Xu thế tiến hoá tự nhiên của lịch sử loài người không phải chủ

nghĩa tư bản, cũng không phải chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa tư
bản hiện đại do tiếp thu chính sách của chủ nghĩa xã hội mà nảy
sinh tự cải lương, đi tới nền kinh tế hỗn hợp về chế độ sở hữu. Chủ
nghĩa xã hội thông qua cải cách, tiếp thu các chính sách của chủ
nghĩa tư bản cũng từ chế độ công hữu đơn nhất đi tới nền kinh tế
hỗn hợp. Mô hình kinh tế hỗn hợp này gọi là chủ nghĩa tư bản mới,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.