MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 12

nghiệp lớn, kể cả Ngân hàng Anh, khiến kinh tế nước này trở thành
nền kinh tế hỗn hợp điển hình kết hợp giữa kinh tế tư nhân và kinh
tế quốc doanh. So với Anh, kinh tế quốc doanh của Pháp chỉ hơn,
không kém. Từ năm 1944 đến 1946 căn cứ vào kế hoạch nhà nước
lần thứ nhất, Pháp đã quốc hữu hoá các ngành than, điện, vận tải,
Ngân hàng Pháp và 4 ngân hàng thương nghiệp toàn quốc. Đầu
thập kỷ 80 thế kỷ 20, Pháp một lần nữa thực thi quốc hữu hoá, các
xí nghiệp quốc hữu hoá không chỉ liên quan đến các ngành cơ sở,
mà còn mở rộng sang các ngành công nghiệp mũi nhọn tính cạnh
tranh rất mạnh, như công ty máy bay Taso(?), công ty vũ khí
Matra. Các thành viên EU khác như Ytaly, Đức cũng thực hiện
quốc hữu hoá ở mức độ khác nhau.

“Quyết định một số vấn đề cụ thể về hoàn thiện thể chế kinh tế

thị trường xã hội chủ nghĩa” của Hội nghị Trung ương 3 khoá 16
ĐCSTQ chỉ rõ: “Phải ra sức phát triển kinh tế chế độ sở hữu hỗn
hợp với sự tham gia của các nguồn vốn quốc doanh, tập thể và phi
công hữu, khiến chế độ cổ phần trở thành hình thức thực hiện chủ
yếu của chế độ công hữu”. Mỗi bước tiến triển lớn của công cuộc
cải cách thể chế kinh tế Trung Quốc đều là sản phẩm nhận thức sâu
hơn về chế độ sở hữu, và việc điều chỉnh quan hệ chế độ sở hữu.
Là sản phẩm cải cách chế độ sở hữu, kinh tế hôn hợp tất sẽ ảnh
hưởng lớn lao tới công cuộc cải cách kinh tế và phát triển, trở
thành luồng tư duy hoàn toàn mới mẻ trong công cuộc cải cách
kinh tế của Trung Quốc.

Kinh tế hỗn hợp hoàn toàn không phải một loại chế độ do con

người chủ quan tạo ra, mà là sản phẩm lịch sử ảnh hưởng và diễn
hoá lẫn nhau giữa chế độ tư bản chủ nghĩa và chế độ xã hội chủ
nghĩa. Chế độ do lịch sử hình thành tự nhiên mới hợp lý và tồn tại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.