MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 130

Châu, đón gặp Mao tại đó. Ông trình Mao nghị quyết của Ban Bí
thư tháng 12-1958 về việc đặt máy ghi âm tại buồng ngủ của Mao
trên xe lửa, và giải thích việc này chỉ nhằm bám sát, học tập chỉ thị
của Mao, không có ý gì khác.

Lưu đề nghị trao cho Uông Đông Hưng kiểm tra, tiêu huỷ toàn

bộ số băng ghi âm cùng các bản chỉnh lý lưu trữ tại phòng bảo mật
Văn phòng Trung ương. Lưu nói tuy đây là chủ kiến của Ban Bí
thư, nhưng Lưu đã tán thành cho làm, nên ông xin lỗi Mao, và sẵn
sàng chịu kỷ luật. Mao giấu kín những suy nghĩ riêng, làm bộ tươi
cười:

- Các ông rõ là tốt bụng mà làm một việc không hay lắm. Sự

việc đã nói rõ, coi như kết thúc. Ông yên tâm đi, việc này làm theo
ý ông. Từ nay trong Đảng không ai được nhắc lại, tôi cũng không
đề nghị Trung ương thi hành kỷ luật bất cứ ai. Việc quan trọng nhất
hiện nay là toàn Đảng đoàn kết, một lòng một dạ, ổn định lòng
đảng, lòng quân, cùng nhau vượt qua khó khăn…

Từ đó, Mao không tin cậy Lưu Thiếu Kỳ và Ban Bí thư nữa, nó

là bước ngoặt khiến quan hệ Mao-Lưu trở nên thù địch.

Thông tri của Trung ương ĐCSTQ ngày 16 và phát biểu của

Lâm Bưu ngày 18-5-1966 đã đặt cơ sở cho Đại cách mạng văn hoá
với mục tiêu đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ. Bỏ qua hiến pháp và Quốc
hội, dùng phong trào quần chúng được quân đội ủng hộ để phế
truất nguyên thủ quốc gia, bản thân nó là một cuộc đảo chính. Mao
và Lâm đã trương lá cờ chống đảo chính để làm đảo chính.

Phát biểu của Lâm Bưu như một quả bom nguyên tử chính trị,

tăng cường quyền uy của Mao tới mức tối đa, đẩy Mao lên vị trí
chí tôn, giúp Mao hoàn toàn thoát khỏi tình thế lúng túng, bị động
từ Đại hội 7.000 người. Không còn ai dám nghĩ đến việc truy cứu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.