MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 137

Từ sáng sớm, ôtô của Hồng vệ binh đã vào Trung Nam Hải bắt

người. Vương Quang Mỹ bị dẫn đến tầng 7 toà nhà chính của Đại
học Thanh Hoa, bị cưỡng bức mặc bộ trang phục hồi thăm
Indonesia, và bị choàng lên cổ một chiếc “dây chuyền” cực lớn xâu
bằng những quả bóng bàn. Màn kịch xấu xa trên đã bộc lộ hết sự
hẹp hòi, đố kỵ, tâm lý đen tối và nhân cách hạ đẳng của Giang
Thanh. Hôm sau, tin ảnh về “ba lần thẩm vấn Vương Quang Mỹ”
xuất hiện trên các bản tin của Hồng vệ binh làm chấn động dư luận
thế giới, sự tôn nghiêm của Lưu Thiếu Kỳ trên cương vị Chủ tịch
Nhà nước Trung Quốc bị quét sạch trơn.

Đầu tháng 7-1967, 1,5 vạn người đại diện cho hơn 500 tổ chức

tạo phản ở Bắc Kinh và hàng chục tỉnh thành khác, dựng trên
7.000 chiếc lều kéo dài hàng chục dặm từ cửa tây tới cửa bắc
Trung Nam Hải, tuyên bố thành lập “Bộ chỉ huy hoả tuyến đấu
Lưu Thiếu Kỳ”, 500 loa phóng thanh công suất lớn ra rả suốt ngày
đêm phê phán Lưu. Mao hài lòng thấy Lưu bị bao vây trong thiên
la địa võng của Hồng vệ binh. Ngày 13-7, Mao rời Bắc Kinh “tuần
du phương Nam”. Chuyến tàu chở Mao vừa chuyển bánh, Giang
Thanh liền thúc giục Hồng vệ binh đấu Lưu Thiếu Kỳ.

Ngày 18-7, phái tạo phản đồng thời đấu ba cặp vợ chồng Lưu

Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Đào Chú tại nơi ở của họ trong Trung
Nam Hải. Ngày 5-8, kỷ niệm một năm ngày Mao viết bài “Nã pháo
vào bộ tư lệnh”, Tổ cách mạng văn hoá tổ chức cuộc họp một triệu
người tại quảng trường Thiên An Môn, hỏi tội Lưu, Đặng. Đào,
đồng thời tổ chức đấu họ tại nơi ở. Hôm ấy, Lưu Thiếu Kỳ bị đánh
sưng mặt, tuột cả giày.

13-9-1967 là ngày gia đình Lưu ly tán: bà Vương Quang Mỹ bị

bắt giam, ba người con ở tuổi đi học buộc phải vào trường chịu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.