MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 138

thẩm tra, bé út 6 tuổi phải theo bảo mẫu ra khỏi Trung Nam Hải.
Lưu Thiếu Kỳ bị giam ngay trong Văn phòng Chủ tịch nước. Mao
muốn giày vò Lưu ngay trước mắt mình, muốn thấy ông ta từng
bước suy sụp về tinh thần và thể chất, từng bước đi vào chỗ chết.
Lợi dụng học sinh đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ, nhưng Mao vẫn quan
tâm đến hiến pháp và pháp luật. Mọi người thấy đấy: Mao không
hề hạ lệnh bắt Lưu, không giam Lưu vào nhà tù, không cử người
ám sát hoặc ra lệnh xử bắn Lưu; Lưu vẫn là Chủ tịch nhà nước
Trung Quốc, vẫn ở trong Văn phòng Chủ tịch của ông ta; còn việc
quần chúng không ủng hộ, muốn lật đổ ông ta, thì đấy là phong
trào quần chúng tự phát, trách ai được. Nếu truy cứu vụ án bức hại
Chủ tịch nước cho đến chết thì chẳng nắm được sơ hở nào của
Mao, rất khó mà định tội. Mao không bảo Lưu phải ngừng thực thi
chức quyền Chủ tịch nước, không nói phải giam Lưu, đấu Lưu, về
văn tự chẳng để lại dấu vết nào. Việc quy Lưu là phản bội, nội
gian, công đoàn vàng, thì với tư cách Chủ tịch Đảng, Mao không
ký, mà do Chu Ân Lai thay mặt Ban chấp hành trung ương ký. Thế
là Mao lẩn hết trách nhiệm. Hành động chính trị lưu manh này là
sự sa đoạ về phẩm chất chính trị của Mao. Nhưng Mao không thoát
khỏi sự phán xét của Toà án đạo đức.

Năm ấy Lưu đã 69 tuổi, sự bức hại đối với ông ngày càng gia

tăng. Mấy lần đấu đá khiến ông tổn thương nặng nề cả về tinh thần
và thể chất. Tay ông bị thương trong chiến tranh, qua mấy lần bị
đánh, nay không tự do cử động được nữa, mặc một chiếc áo cũng
phải mất hàng giờ. Mỗi bữa ăn, khoảng cách đến nhà ăn chỉ chừng
30 mét, mà ông phải lê đôi chân bị thương đi mất 50 phút. Người
ta đã nhắc nhở lính canh không được đỡ Lưu. Về sau Lưu không đi
nổi, phải mang cơm tận nơi, rồi lại một lần mang cơm cho mấy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.