Chủ tịch nước, nếu cả hai đều không nhận, thì bãi bỏ chương này
trong hiến pháp. Mao lặng im, theo dõi tình hình, tìm đối sách.
Sớm 24-8, Diệp Quần gặp Ngô Pháp Hiến, Lý Tác Bằng, Khưu
Hội Tác truyền đạt ý kiến của Lâm Bưu:
1. Phải ủng hộ phát biểu của Lâm Bưu, kiên trì quan điểm thiên
tài;
2. Kiên trì đặt chức Chủ tịch nước, để Mao giữ chức vụ này;
3. Có thể móc nối một số uỷ viên trung ương trong Không quân,
Hải quân, Tổng cục chính trị để họ phát biểu, chú ý không nêu tên;
4. Chĩa mũi nhọn chủ yếu vào Trương Xuân Kiều, sau Trương là
Giang Thanh, nhưng không được đụng đến Giang nửa chữ.
Sáng 24, theo đề nghị của Ngô Pháp Hiến, những người dự hội
nghị lên hội trường nghe băng ghi âm phát biểu của Lâm Bưu.
Buổi chiều, các tổ thảo luận, Diệp Quần đi khắp nơi tung tin bài
nói của Lâm đã được Mao đồng ý.
Tại Tổ Hoa Bắc, Trần Bá Đạt ca ngợi phát biểu của Lâm Bưu về
việc dự thảo hiến pháp khẳng định vị trí của Mao, Trần nói viết
được như vậy là “trải qua nhiều cuộc đấu tranh và là kết quả đấu
tranh”; có người đang lợi dụng sự khiêm tốn của Mao, mưu toan hạ
thấp tư tưởng Mao.
Tổ trưởng Lý Tuyết Phong mời Uông Đông Hưng phát biểu.
Uông nói:
- Tôi hoàn toàn ủng hộ bài nói quan trọng của Phó Chủ tịch Lâm
Bưu, hoàn toàn tán thành phát biểu vừa rồi của đồng chí Trần Bá
Đạt. Tôi thay mặt Văn phòng Trung ương và Bộ đội 8341, kiên
quyết yêu cầu đặt chức chủ tịch nước, kiến nghị lãnh tụ vĩ đại Mao
Chủ tịch làm Chủ tịch nước. Tình hình đồng chí Bá Đạt vừa nói là
vô cùng nghiêm trọng. Trong Đảng ta còn một số kẻ có dã tâm,