hình cách mạng, không thích hợp làm người kế tục, xin Chủ tịch
định liệu, tôi hoàn toàn ủng hộ quyết định của Chủ tịch”.
Mao xem xong, viết thư trả lời:
“Tôi không thể làm trái với qui định trong Điều lệ Đảng và quyết
định của Đảng. Hai ta vẫn cơ bản nhất trí về đường lối và những
vấn đề nguyên tắc lớn”
Sách lược của Mao là làm yên lòng Lâm Bưu, rồi vặt dần lông
cánh của Lâm.
Ngày 6-11, Mao cho công bố quyết định thành lập Tổ Tuyên
truyền-tổ chức Trung ương do Khang Sinh làm Tổ trưởng, và năm
tổ viên: Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Kỷ
Đăng Khuê, Lý Đức Sinh. Tổ này phụ trách công tác của Ban Tổ
chức Trung ương, Trường Đảng Trung ương, Nhân dân nhật báo,
Tạp chí Hồng Kỳ, Tân Hoa Xã, Cục Phát thanh-truyền hình,
Quang minh nhật báo, Cục Biên dịch Trung ương. Chức Tổ trưởng
của Khang Sinh chỉ là danh nghĩa, Kỷ Đăng Khuê và Lý Đức Sinh
bận quá nhiều việc quân đội và chính quyền, chỉ là hai dải áo, thực
quyền của bộ máy này nằm trong tay Giang Thanh. Nó chính là
“Tổ cách mạng văn hoá” đã xoá bỏ sau Đại hội 9 nay sống lại dưới
tên gọi khác, là biến dạng của Ban Bí thư, là “Tổ làm việc Trung
ương” đối kháng “Tổ làm việc Quân uỷ Trung ương”. Mười ngày
sau, Tổ ra chỉ thị triển khai cuộc vận động phê phán Trần Bá Đạt,
chỉnh phong.
Mao tổng kết 3 chiêu trong cuộc đấu tranh với tập đoàn Lâm
Bưu là:
1. Ném đá (phê vào các bản kiểm điểm của Diệp Quần, Ngô
Pháp Hiến… rồi công bố trong toàn Đảng);