thể chấp nhận điều kiện trên, nên không cho chuyển thư đi. Lâm
thấy mình có lý vì đã “phụng mệnh hành sự” (đề nghị đặt chức
Chủ tịch nước theo ý Mao) nên nhiều lần đề nghị gặp Mao, trực
tiếp nói rõ mọi chuyện, nhưng Mao biết mình đuối lý, dứt khoát
không gặp, cũng như đói với Cao Cương trước đây.
Để yên lòng Lâm Bưu, Mao bảo Giang Thanh chụp cho Lâm
bức ảnh đầu trần, đang chăm chú đọc tác phẩm của Mao. Ảnh chụp
6-9, ký tên Tuấn Lĩnh, đăng trên bìa đầu “Báo ảnh Nhân dân” và
“Báo ảnh Quân Giải phóng”. Mao muốn nói với Lâm rằng: dù
phong trào “phê Trần, chỉnh phong” diễn ra sôi động, Hoàng, Ngô,
Diệp, Lý, Khưu đã kiểm điểm, nhưng đến lúc này, vị trí người kế
tục của Lâm không lung lay. Đồng thời. Mao cũng muốn chứng tỏ
với toàn đảng, toàn quân, toàn dân rằng quan hệ Mao-Lâm rất thân
thiết, che đậy cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc ở tầng lớp cao.
Chương 33
Tướng quân bách chiến thân danh liệt
Sau thất bại ở Lư Sơn, Lâm Bưu muốn sử dụng vũ lực. Tháng
10-1970, Hạm đội liên hợp chính thức thành lập do Lâm Lập Quả
làm Tư lệnh, Chu Vũ Trì làm Chính uỷ. Các thành viên nòng cốt
của Hạm đội được bí mật lựa chọn kỹ từ Bộ Tư lệnh Không quân,
các Quân đoàn không quân ở Thượng Hải, Vũ Hán, Quảng Châu,
Nam Kinh, Hàng Châu.
Ngày 24-1-1971, Mao đột ngột quyết định cải tổ Đại quân khu
Bắc Kinh. Diệp Quần sợ quá, giục Lâm Bưu sớm có quyết định.
Nội bộ tập đoàn Lâm Bưu có hai mảng. Một là loại tướng tá lão
thành, đứng đầu là Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Hiến, Lý Tác
Bằng, Khưu Hội Tác. Họ đều là thân tín của Lâm Bưu, từng cùng
Lâm nam chinh bắc chiến, vào sinh ra tử, nhưng khi phải lựa chọn