2. Trộn cát (cử những người không thuộc Dã chiến quân thứ 4
như Kỷ Đăng Khuê, Trương Tài Thiên vào Tổ làrn việc Quân uỷ
Trung ương);
3. Khoét chân tường (cải tổ Ban lãnh đạo Đại quân khu Bắc
Kinh).
Mao Trạch Đông phê bình Tổ làm việc Quân uỷ Trung ương
không phê phán Trần Bá Đạt. Ngày 20-2-1971, Tổ viết báo cáo
kiểm điểm về vấn đề này. Mao phê vào báo cáo trên: “Vì sao mấy
đồng chí cứ bị động mãi về vấn đề phê phán Trần Bá Đạt? Phải suy
nghĩ kỹ vấn đề này, biến bị động thành chủ động”.
Phê Trần là cái cớ, thật ra Mao muốn họ tố cáo và phê phán Lâm
Bưu.
Hội nghị phê Trần, chỉnh phong tổ chức tại Bắc Kinh từ 15 đến
29-4, chủ yếu giải quyết vấn đề Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp
Hiến, Diệp Quần, Lý Tác Bằng, Khưu Hội Tác.
Ngày 19, Lâm Bưu về Bắc Kinh nhằm ổn định tinh thần họ.
Ngày 29, Mao uỷ quyền Chu Ân Lai kết luận hội nghị, nội dung
chính là: “Trước, trong và sau Hội nghị Lư Sơn, năm đồng chí
trong Tổ làm việc Quân uỷ Trung ương về chính trị mắc sai lầm
phương hướng, đường lối, về tổ chức mắc sai lầm bè phái, nhưng
tính chất sai lầm vẫn là vấn đề nội bộ nhân dân, hoàn toàn khác với
tính chất của phần tử chống cộng Trần Bá Đạt”.
Mao vẫn chưa đạt mục đích ép Lâm kiểm điểm. Lâm có gửi cho
Mao một lá thư, nhưng không phải kiểm điểm, mà là đặt điều kiện.
Trong thư, Lâm cho rằng giữa hai người vẫn có lợi ích chung, là
củng cố thành quả Đại cách mạng văn hoá. Lâm khuyên Mao trong
10 năm, không cách chức, không chặt đầu người của Lâm, thì có
thể đảm bảo 10 năm không loạn. Diệp Quần cho rằng Mao không