MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 19

trong tầm tay, các quan chức rất khó giữ mình trong sạch. Chỉ cần
nội bộ tập đoàn lãnh đạo chia đều lợi ích theo quyền lực lớn nhỏ,
thì chính quyền, đảng uỷ, hội đồng nhân dân đều bật đèn xanh, mọi
người vừa có tiền, lại có thành tích chính trị; vừa phù hợp chính
sách, vừa đúng với luật pháp. Thế là hình thành “tập đoàn lợi ích”
được thể chế, chính sách và luật pháp hiện hành bảo hộ.

Những vấn đề nảy sinh trong cải cách thể chế xí nghiệp quốc

doanh cũng từng xảy ra trong các nước theo chủ nghĩa xã hội dân
chủ. Họ không lùi bước để xí nghiệp quốc doanh tiếp tục thua lỗ
rồi “hoá” sạch, mà lấy tư hữu hoá dân chủ phản đối tư hữu hoá
quyền quí, phương hướng tư hữu hoá không thay đổi. “Tư hữu hoá
quyền quí” là gì? Là quan chức câu kết với thương nhân vơ vét tài
sản của nhà nước và nhân dân. Thực hiện kinh tế thị trường mà
không đồng bộ với dân chủ hoá chính trị, tất sẽ nảy sinh quan chức
câu kết với thương nhân, muốn đánh giá xí nghiệp quốc doanh thế
nào cũng được, muốn đem tài sản quốc doanh cho ai thì cho, muốn
đẩy công nhân ra đường thì đẩy ra ngoài đường, đấy là chỗ tệ hại
của chủ nghĩa tư bản quan liêu. Giả dụ chúng ta khởi động tiến
trình dân chủ, tiến hành cải cách chính trị, thật sự trao cho công
nhân quyền dân chủ qui định trong hiến pháp, ủng hộ công nhân xí
nghiệp quốc doanh giám sát công cuộc cải cách thể chế, dựa vào
dân chủ giành lấy công bằng và chính nghĩa, bảo vệ quyền lợi của
mình, thì vấn đề sẽ được giải quyết dễ dàng. Ở đây cần nhấn mạnh
nhất định không phải là Đảng và Chính phủ thay mặt công nhân để
chủ trì công bằng và chính nghĩa, anh cử một cán bộ Uỷ ban kiểm
tra kỷ luật hoặc Viện kiểm sát đến giám sát quan chức chủ sự, một
khi cán bộ này bị lôi kéo, liền biến thành đôi bàn tay đen khác lớn
mạnh hơn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.