vẫn thua lỗ, do đó mới có phương án cải cách, cổ phần hoá, tư hữu
hoá.
Con đường cải cách các xí nghiệp quốc doanh sau Đại hội 15
ĐCSTQ là “nắm cái lớn, thả lỏng cái nhỏ”. Các xí nghiệp lớn nhập
vốn tư nhân và vốn nước ngoài, thực hiện chế độ cổ phần; các xí
nghiệp nhỏ thực hiện tư hữu hoá, nay Chính phủ trung ương chỉ
nắm 1.200 (trước đây là 9.000) xí nghiệp quốc doanh cỡ lớn liên
quan đến vận mệnh và an ninh quốc gia.
Cách làm này tương tự các nước tiên tiến trên thế giới. Các nước
phát triển trên thế giới thực hiện thể chế kinh tế hỗn hợp đều có các
xí nghiệp quốc doanh, chủ yếu là các nhà máy do nhà nước độc
quyền (như đường sắt, hàng không, ngân hàng), các xí nghiệp tư
nhân không đủ sức xây dựng (như điện hạt nhân, dầu khí), cùng
các xí nghiệp mang tính công ích (như giao thông công cộng, điện
nước). Các xí nghiệp này không lấy lãi làm chính, một số xí nghiệp
mang tính phúc lợi toàn dân, phải dựa vào nhà nước đầu tư và trợ
giá. Nhưng các xí nghiệp này không được chiếm tỉ trọng lớn, càng
không thể chiếm vị trí chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân, mà đại
thể chỉ 15 đến 20%. Theo Công ty Tài chính-tiền tệ quốc tế, năm
1996, Trung Quốc có 114.000 xí nghiệp quốc doanh, năm 2005
còn 27.000. 77% số công ty đã tư hữu hoá một phần hoặc toàn bộ.
Tỷ trọng kinh tế quốc doanh tụt xuống còn 23%, gần bằng quan hệ
tỉ trọng các nước phát triển. Đây là việc từ không bình thường
chuyển sang bình thường, nhưng theo phái “tả” nó đã đụng chạm
đến mạng sống của chủ nghĩa xã hội.
Phải sửa đổi hiến pháp. Lý do là: năm 1978, kinh tế quốc doanh
Trung Quốc chiếm 99,1%, nhưng tổng sản phẩm quốc nội chỉ có
362,4 tỉ NDT. Năm 2005, kinh tế quốc doanh không chiếm vị trí