dân chủ giàu có, văn minh, công bằng và hài hoà như châu Âu
ngày nay. Đảng Cộng sản Trung Quốc chuyển sang chủ nghĩa xã
hội dân chủ là tuân theo lời dạy của Mác và Ăng-ghen những năm
cuối đời, kế thừa truyền thống cách mạng dân chủ mới, triệt để
thoát khỏi mô hình Liên Xô, trở lại với chủ nghĩa Mác tiến cùng
thời đại. Đó là định vị lịch sử của chủ nghĩa xã hội mang màu sắc
Trung Quốc.
Thời kỳ đầu cải cách-mở cửa để phát triển kinh tế nhiều thành
phần, phái cải cách đưa vị trí chủ đạo của kinh tế quốc doanh vào
hiến pháp nhằm làm yên lòng phái “tả” đến nay thành ra tự tròng
dây vào cổ mình, phái “tả” đứng ra “bảo vệ hiến pháp”, dựa vào
hiến pháp để chống lại. Tháng 3-2006, trong thời gian họp Quốc
hội và Hội nghị hiệp thương chính trị toàn quốc, có uỷ viên Hội
nghị hiệp thương chính trị chất vấn: “Điều 6 hiến pháp qui định cơ
sở chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa nước CHND Trung Hoa là chế
độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, tức chế độ sở
hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập thể của quần chúng lao động.
Kinh tế quốc doanh năm 1992 chiếm 48% kinh tế quốc dân Trung
Quốc, nay còn chiếm tỉ trọng bao nhiêu? Những năm qua, kinh tế
quốc doanh ào ạt bản rẻ cho tư nhân, hoặc chuyển thành sở hữu tư
nhân. như vậy có vi phạm hiến pháp không?” Chính phủ tự biết
mình đuối lý, chẳng ai dám đứng ra đối đáp.
Từ ngày cải cách-mở cửa đến nay, các khoá lãnh đạo các cấp ra
sức tìm cách giữ cho được vị trí chủ đạo của kinh tế quốc doanh,
đây là “trận địa cuối cùng của chủ nghĩa xã hội”. Tuy kinh tế cá thể
và kinh tế tư nhân đã ra đời, các xí nghiệp vốn nước ngoài cũng đã
len chân vào, song phái cải cách vẫn phải nắm chặt con bài “xí
nghiệp quốc doanh chiếm vai trò chủ đạo” để đối phó phái “tả” coi