MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 16

mình là “người bảo vệ đường lối cách mạng của Mao Chủ tịch”.
Song các xí nghiệp quốc doanh thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa
xã hội này làm ăn chẳng ra gì, liên tục thua lỗ. Thế là tài chính nhà
nước và địa phương cấp vốn không hoàn lại, dùng tiền thuế do
nông dân và các xí nghiệp tư nhân đóng góp để nuôi xí nghiệp
quốc doanh. Khi nhà nước nuôi không nổi, liền đẩy cho ngân hàng.

Ngân hàng mỗi năm cho vay khoảng 1.500 tỉ NDT (Nhân dân tệ

- đơn vị tiền tệ của Trung Quốc), 70% số này rót vào các xí nghiệp
quốc doanh. Do các xí nghiệp quốc doanh chỉ vay không trả, nợ
đọng một khoản tiền khổng lồ, hễ bùng nổ sóng gió tiền tệ, thể chế
nhà nước tất sẽ lung lay, thế là nhà nước lại đẩy các xí nghiệp quốc
doanh sang thị trường chứng khoán. Các công ty lên sàn mấy năm
trước hầu như toàn là xí nghiệp quốc doanh. Những người chơi cổ
phiếu ham phát tài, bị cuốn phăng 1.500 tỉ NDT để tiếp máu cho
các xí nghiệp quốc doanh, nhưng cũng không cứu sống nổi các xí
nghiệp này. Theo báo cáo của người phụ trách Uỷ ban kinh tế
thương mại ba tỉnh Cát Lâm, Liêu Ninh, Hắc Long Giang, có xí
nghiệp quốc doanh máy móc khởi động, chi phí than - điện - nước
rót vào rồi, nhưng tiền lương công nhân viên chức, tiền lãi các
khoản vay và lợi nhuận sau thuế đều không lo nổi, đành giảm tài
sản tịnh để duy trì đời sống của công nhân viên.

Có xí nghiệp đi vay để chỉ trả lương công nhân viên và tiền lãi

ngân hàng. Có xí nghiệp máy móc, nhà xưởng dần dần giảm giá,
thống kê trong sổ sách trên thực tế trở thành “tài sản khống”. Có xí
nghiệp tỉ lệ lợi nhuận chỉ có 1 đến 3%, cơ bản ngang tiền lãi công
trái kỳ hạn 5 năm, có nơi còn thấp hơn.

Để chuyển lỗ thành lãi, các phương án cải cách lần lượt được

đưa ra, cơ cấu quản lý nhiều lần chấn chỉnh, làm trong 20 năm mà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.