MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 204

Tháng 4-1974, Liên Hợp Quốc triệu tập Hội nghị đặc biệt. Đây

là cuộc gặp gỡ các nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính
phủ, lẽ ra phải Chu Ân Lai đi dự. Căn cứ vào chỉ thị của Mao “theo
tuyến, không theo người”, Bộ Ngoại giao vượt mặt Chu Ân Lai, cử
Vương Hải Dung trực tiếp thỉnh thị Mao. Mao chỉ định Đặng Tiểu
Bình làm Trưởng phái đoàn Trung Quốc, nhưng dặn Vương Hải
Dung đừng nói đó là ý kiến của ông ta, mà để Bộ Ngoại giao đề cử
Đặng, viết báo cáo gửi lên. Để Đặng Tiểu Bình xuất hiện ở Liên
hợp quốc là Mao gửi tín hiệu cho trong và ngoài nước biết rằng
Đặng sẽ thay thế Chu cầm quyền. Khi Chu chủ trì cuộc họp Bộ
Chính trị thảo luận báo cáo của Bộ Ngoại giao, Giang Thanh đứng
ra phản đối, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn
Nguyên phụ hoạ, những người khác ngồi im. Sau khi biết việc để
Đặng đi Liên hợp quốc là ý đồ của Mao, Chu Ân Lai tích cực
thuyết phục Bộ Chính trị, khiến báo cáo trên được thông qua vào
26-3. Ngày 27, trong thư gửi Giang Thanh, Mao viết: “Đồng chí
Đặng Tiểu Bình đi Liên hợp quốc là chủ ý của tôi, tốt nhất là bà
đừng phản đối”

Tiếp đó là vụ tầu Phong Khánh. Năm 1964, để nhanh chóng phát

triển vận tải đường biển xa, Chu Ân Lai chủ trương đóng tàu đồng
thời với mua tàu, được Mao tán thành.

Cuối tháng 9-1974, tàu vận tải Phong Khánh 10.000 tấn do

Trung Quốc chế tạo chạy thử sang châu Âu thành công trở về,
Diêu Văn Nguyên ra sức tuyên truyền sự kiện trên, đồng thời
xuyên tạc chủ trương của Chu thành “đóng thuyền không bằng
mua thuyền, mua thuyền không bằng thuê thuyền”, và gọi đó là
“triết học nô lệ nước ngoài”. Giang Thanh gián tiếp phê phán Chu
Ân Lai, đòi Bộ Chính trị tỏ thái độ về vấn đề này và có biện pháp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.