chiến công, khi dẫn đầu phái đoàn sang Moskva đàm phán đã
không khuất phục xét lại Liên Xô.
Ngày 10-3-1973, Chu Ân Lai chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị căn
cứ vào lời phê của Mao, ra quyết định khôi phục sinh hoạt đảng và
chức vụ Phó thủ tướng cho Đặng. Cuối tháng 8-1973, Đại hội 10
Đảng Cộng sản Trung Quốc họp trước kỳ hạn, sửa đổi điều lệ, xử
lý tập đoàn Lâm Bưu về tổ chức.
Đặng Tiểu Bình cùng nhiều cán bộ lão thành lại được bầu vào
Ban chấp hành trung ương. Lãnh đạo cấp cao do Đại hội bầu ra
gồm Chủ tịch Đảng Mao Trạch Đông; 5 Phó Chủ tịch: Chu Ân Lai,
Vương Hồng Văn, Khang Sinh, Diệp Kiếm Anh, Lý Đức Sinh.
Thường vụ Bộ chính trị 9 người, gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch
Đảng, thêm Chu Đức, Trương Xuân Kiều, Đổng Tất Vũ.
Lễ bế mạc Đại hội xuất hiện tình huống khó xử: các đại biểu
đứng dậy vỗ tay tiễn lãnh tụ vĩ đại rời hội trường, nhưng Mao
không sao đứng dậy nổi, nếu để hai vệ sĩ khiêng Mao ra xe, lại sợ
lòng đảng, lòng dân xôn xao. Tiếng vỗ tay vẫn như sấm động, kéo
dài… Chu Ân Lai nhanh trí lớn tiếng giải vây:
- Lãnh tụ vĩ đại Mao Chủ tịch muốn tận mắt thấy các đại biểu rời
hội trường.
Ngày 12-12-1973, Mao triệu tập cuộc họp Bộ Chính trị, kiến
nghị để Đặng Tiểu Bình tham gia Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung
ương, và giữ chức Tổng tham mưu trưởng. Mao muốn Đặng Tiểu
Bình gánh vác trọng trách trị quốc an dân, thành một Chu Ân Lai
thứ hai. Việc chỉnh đốn quân đội do Lâm Bưu thống lĩnh nhiều
năm cần một người mạnh cả về chính trị và quân sự như Đặng Tiểu
Bình lo liệu. Trong 8 Tư lệnh Đại quân khu, ít nhất có ba người
từng chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đặng (Lý Đức Sinh. Trần Tích