MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 203

Liên, Dương Đắc Chí), vạn nhất có chuyện phản biến, Đặng dư sức
điều binh khiển tướng ứng phó. Diệp Kiếm Anh quá nửa đời người
làm Tổng tham mưu trưởng, nhưng cũng không có ưu thế bằng
Đặng. Mao không những muốn Đặng thay thế Lâm Bưu, mà còn
muốn Đặng thay thế Chu Ân Lai. Mao hy vọng Đặng có thể hợp
tác với Giang Thanh, phụ tá Giang, mãi mãi bằng lòng với vị trí số
2 để Giang nắm thiên hạ, Đặng trị thiên hạ.

Ngày 22-12, Chu Ân Lai khởi thảo quyết định của Trung ương

về việc cử Đặng Tiểu Bình vào các chức vụ trên theo đề nghị của
Mao. Cùng ngày, Quân uỷ Trung ương ra mệnh lệnh đổi chỗ 8 Tư
lệnh Đại quân khu, theo từng cặp: Bắc Kinh và Thẩm Dương, Nam
Kinh và Quảng Châu, Tế Nam và Vũ Hán, Lan Châu và Phúc
Châu.

Mao biết rõ Chu Ân Lai là trở ngại lớn nhất trong việc Mao hoàn

thành bố cục gia đình trị. Mao trọng dụng Giang Thanh và Trương
Xuân Kiều, cả hai đều là kẻ phản bội, Chu Ân Lai biết rõ điều này.
Mao không có cách nào giải thích với toàn đảng 8 năm Đại cách
mạng văn hoá làm chết và đánh đổ nhiều cán bộ như vậy, mà lại
dựa vào hai tên phản bội, cuối cùng còn muốn để chúng kế tục, vì
sao? Sách lược “lôi kéo Đặng, bài trừ Chu” của Mao xuất phát từ
nguyện vọng chủ quan. Ngày 9-4-1973, khi vợ chồng Đặng đến
thăm Chu ở núi Ngọc Tuyền, Chu đã cho Đặng biết những hiểm ác
của môi trường công tác, và nói rõ Trương Xuân Kiều là tên phản
bội, nhưng Mao không cho điều tra. Ngay từ đầu Đặng đã không
nghĩ đến việc hợp tác với “lũ bốn tên”.

Mao muốn kéo Đặng và “bốn tên” vào với nhau, nhưng cục diện

hợp tác bị Giang Thanh phá hết lần này đến lần khác.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.