của số ít người thực hiện biến đổi ấy, mà số người này lại phục
tùng chuyên chính của một người hoặc vài người. (Toàn tập Mác-
Ăng-ghen, quyển 18, trang 580-581)
Lenin và người kế tục ông là Stalin đã phát triển chủ nghĩa
Blanqui, biến việc lãnh đạo một đất nước thành nền chuyên chính
của giai cấp vô sản, lại biến chuyên chính của giai cấp vô sản thành
chuyên chính của Đảng cộng sản, biến chuyên chính của Đảng
cộng sản thành chuyên chính của tập đoàn lãnh đạo, cuối cùng biến
chuyên chính của tập đoàn lãnh đạo thành nền độc tài của cá nhân
lãnh tụ tối cao (xem Lenin: Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” trong phong
trào cộng sản), đặt cơ sở cho thể chế lãnh đạo của nhà nước xã hội
chủ nghĩa bạo lực. Thể chế cực quyền này đã bóp nghẹt sức sống
xã hội, cũng bóp nghẹt sức sống của đảng cầm quyền, dẫn đến sự
suy thoái toàn diện trên các mặt kinh tế, chính trị khoa học kỹ
thuật. Cựu đảng viên Đảng cộng sản Liên Xô nay là nhằn lãnh đạo
Đảng cộng sản Nga Zyuaganov nói rất đúng: “Nguyên nhân cơ
bản khiến Liên Xô và Đảng cộng sản Liên Xô sụp đổ là sự lũng
đoạn đối với tài sản, quyền lực và chân lý”.
Hai con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã trải qua sự lựa chọn
của loài người trong một thế kỷ. Chủ nghĩa xã hội bạo lực do
những khiếm khuyết lý luận vốn có và sự biến dạng trong truyền
bá, đã tạo ra tại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tình trạng
quyền lực nhà nước dị hoá, chuyên chế độc tài quan chức tham
nhũng, chế độ công hữu và kinh tế kế hoạch thất bại hoàn toàn,
kinh tế suy thoái, nhân dân lầm than, dẫn đến Liên Xô tan rã, Đông
Âu biến động dữ dội, ngọn đèn Cách mạng tháng Mười vụt tắt. Sau
khi phong trào xã hội chủ nghĩa chủ lưu trên dần dần tiêu tan, chủ
nghĩa xã hội dân chủ châu Âu vốn là một nhánh của phong trào xã