đoạn mới trong lịch sử của tổ chức quốc tế được thành lập ở
London năm 1864 với sự tham gia của Mác… Lenin đã phủ định
tư tưởng mác xít về chủ nghĩa xã hội sẽ đồng thời thắng lợi trong
các nước tư bản chủ nghĩa kinh tế phát triển cao, là cho rằng cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể giành thắng lợi trước ở các
nước phương Đông kinh tế lạc hậu, khâu yếu nhất trong chuỗi mắt
xích của chủ nghĩa đế quốc. Thế chiến I đã đưa phong trào xã hội
chủ nghĩa đến chia rẽ. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười trong
điều kiện lịch sử đặc thù đã tăng cường mạnh mẽ vị trí của phái
cách mạng bạo lực. Lenin dựng ngọn cờ khác, ngày 18-1-1918 đã
đổi phái đa số trong Đảng Dân chủ Xã hội thành Đảng cộng sản,
đồng thời thành lập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ 3). Phái cách
mạng bạo lực công kích “quá độ hoà bình” là con đường xét lại,
phản bội chủ nghĩa Mác, còn việc họ sửa đổi chủ nghĩa Mác lại là
“phát triển sáng tạo”.
Chữ nghĩa Lenin là sự kế thừa và phát triển chủ nghĩa Blanqui.
L.A Blanqui (1805- 1881) là người lãnh đạo tổ chức bí mật Pháp
thế kỷ 19, thuộc phái bạo lực trong Quốc tế 1, lãnh tụ quân sự của
Công xã Paris. Chủ nghĩa Blanqui tin chắc rằng bất kể sự phát triển
của lực lượng sản xuất ở vào trình độ nào, chỉ dựa vào cách mạng
bạo lực là có thể sáng tạo một thế giới mới không có bóc lột và áp
bức. Ăng-ghen những năm cuối đời đã chán ngấy chủ nghĩa
Blanqui. Ông nói:
“Do Blanqui tưởng tượng mọi cuộc cách mạng đều là những
biến đổi đột ngột do số ít nhà cách mạng thực hiện, tự nhiên cũng
nảy sinh tính tất yếu thực hiện chuyên chính sau khi khởi nghĩa
thành công, đương nhiên, đây không phải là nền chuyên chính của
toàn bộ giai cấp cách mạng tức giai cấp vô sản mà là chuyên chính