những ý kiến cuối cùng của Ăng-ghen về sách lược cách mạng của
các nước châu Âu. Ông hy vọng thông qua cuộc đấu tranh hợp
pháp của giai cấp công nhân giành được chính quyền, bảo lưu
phương sản xuất tư bản chủ nghĩa, quá độ hoà bình lên chủ nghĩa
xã hội. Phải nói đây là di ngôn cuối cùng của Ăng-ghen đối với
phong trào xã hội chủ nghĩa ở các nước châu Âu, là sự sửa đổi
quan trọng đối với “sách lược cũ” trong tuyên ngôn Đảng cộng
sản. Như vậy, trong tác phẩm của Mác và Ăng-ghen có hai con
đường xã hội chủ nghĩa: con đường chủ nghĩa xã hội bạo lực và
con đường chủ nghĩa xã hội dân chủ. Tuyên ngôn Đảng cộng sản
và Quyển 1 “Tư bản luận” là căn cứ lý luận của chủ nghĩa xã hội
bạo lực; Quyển 3 “Tư bản luận” và Lời nói đầu cuốn “Cuộc đấu
tranh giai cấp ở Pháp” là cơ sở lý luận cho chủ nghĩa xã hội dân
chủ. Mác và Ăng-ghen những năm cuối đời càng ngả sang con
đường quá độ hoà bình. Coi cách mạng bạo lực là con đường chính
thống duy nhất để thực hiện chủ nghĩa xã hội là trái với bản ý của
Mác và Ăng-ghen.
Trước khi qua đời, Ăng-ghen chỉ định hai học trò trung thành là
Bebel và Bumstan làm người thực hiện đi chúc vê tác phẩm của
ông. Phát huy tư tưởng của Ăng-ghen về hoà bình lâu dài đi lên
chủ nghĩa xã hội, Burnstan tiến thêm một bước, đề ra con đường
thực hiện chủ nghĩa hội là “dân chủ” chứ không phải “chuyên
chính”, là “hoà bình lâu dài” chứ không phải dựa vào “cách mạng
bạo lực”. Với tiêu chí hai tác phẩm “Các vấn đề của chủ nghĩa xã
hội”, “Tiền đề của chủ nghĩa xã hội và nhiệm vụ của các đảng dân
chủ xã hội” của Burnstan công bố trong hai năm 1898 và 1899, nội
bộ các đảng xã hội trong Quốc tế 2 bắt đầu xem xét lại lý luận và
phong trào xã hội chủ nghĩa trước đây.