đường nét rõ ràng mà Mác và Ăng-ghen đã phác hoạ vào những
năm cuối đời, tuy chưa viết thành văn.
Năm 1883, Mác tạ thế. Sau đó, Ăng-ghen tiếp tục lãnh đạo
phong trào công nhân quốc tế trong 12 năm, và đã thành lập Quốc
tế 2 vào năm 1889. Ăng-ghen chỉ đạo cụ thể Đảng Dân chủ Xã hội
Đức tiến hành cuộc đấu tranh hợp pháp, nhấn mạnh thành công của
Đảng trong tuyển cử có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ phong trào
công nhân quốc tế:
“Có thể hình dung trong một nước mà cơ quan đại nghị nhân
dân tập trung mọi quyền lực vào tay mình, chỉ cần được đại đa số
nhân dân ủng hộ là có thể tuỳ ý hành động theo hiến pháp, thì xã
hội cũ có thể hoà bình bước sang xã hội mới, chẳng hạn trong các
nước cộng hoà dân chủ như Mỹ, Pháp, trong nước quân chủ như
Anh”. (Toàn tập Mác- Ăng-ghen, quyển 22, trang 173).
Ngày 6-3-1895, trong “Lời nói đầu” cuốn “Đấu tranh giai cấp ở
Pháp”, Ăng-ghen đã suy ngẫm lại và sửa chữa lần cuối cùng toàn
bộ hệ thống của chủ nghĩa Mác:
“Lịch sử chứng tỏ chúng ta từng mắc sai lầm, quan điểm của
chúng ta hồi đó chỉ là một ảo tưởng. Lịch sử còn làm được nhiều
hơn: không những đã loại bỏ những sai lầm mê muội của chúng ta
hồi đó, mà còn hoàn toàn thay đổi điều kiện đấu tranh của giai cấp
vô sản. Phương pháp đấu tranh năm 1848 (chỉ cách mạng bạo lực
trong “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” - chú thích của người trích
dẫn) nay đã lỗi thời về mọi mặt, đây là điểm đáng nghiên cứu kỹ
lưỡng hơn”.
Lịch sử đã chứng tỏ rõ ràng tình hình phát triển kinh tế ở lục địa
châu Âu lúc đó còn lâu mới chín muồi tới mức có thể loại trừ chủ