MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 264

riêng lẻ, mà là tài sản chung của những người cùng sản xuất, là tài
sản xã hội trực tiếp”.
(Tư bản luận, quyển 3, trang 502).

Công ty cổ phần ra đời khiến Mác chẳng những tìm được hình

thức coi tư liệu sản xuất “là tài sản chung của những người cùng
sản xuất, tài sản xã hội trực tiếp”, mâ còn tìm được điểm quá độ
“tư bản chuyển hoá thành sở hữu của người sản xuất”) tức “thiết
lập lại chế độ sở hữu cá nhân”, đó là cổ phiếu. Hình thức mới của
chế độ công hữu về tư liệu sản xuất hiện thực mà Mác tính đến khi
viết quyển 3 “Tư bản luận” là để mỗi cá nhân đều có thể chiếm
một số cổ phần nhất định của xí nghiệp, cụ thể là chế độ công hữu
này được thực hiện theo chế độ tư hữu về cổ phần, với đặc trưng
công nhân viên chức có cổ phần, các cổ đông nhỏ, cổ đông lớn
cùng chiếm hữu tư liệu sản xuất, là xã hội hoá quyền sở hữu tư liệu
sản xuất thực hiện dưới hình thức chế độ toàn dân nắm cổ phần.
Công ty cổ phần ra đời khiến sự phát triển của kinh tế tư bản chủ
nghĩa xuất hiện nhân tố xã hội chủ nghĩa. Ăng-ghen cho rằng: “Sản
xuất tư bản chủ nghĩa do các công ty cổ phần kinh doanh không
còn là sản xuất tư nhân, mà là sản xuất mưu lợi cho rất nhiều
người kết hợp cùng nhau. Nếu chúng ta từ các công ty cổ phần xem
xét các Trust chi phối và lũng đoạn toàn bộ ngành công nghiệp, thì
ở đó chẳng những sản xuất tư nhân đã ngừng, mà tính vô kế hoạch
cũng không còn nữa”.

Về chính trị, Anh, Mỹ, Đức… đã từng bước thực hiện nền chính

trị chính đảng, các đảng của giai cấp công nhân có số ghế nhất định
trong quốc hội. Chẳng hạn số phiếu Đảng Dân chủ Xã hội giành
được ngày càng tăng. Năm 1893, Ăng-ghen nói: “Nếu đến năm
1895 mới tổ chức bầu cử, thì chúng ta sẽ được 3,5 triệu lá phiếu.
Cả nước Đức có 10 triệu cử tri, bình quân có 7 triệu người tham

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.