MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 263

Lời kết 2

Trong “Tư bản luận” quyển 1, Mác viết:
“Sự lũng đoạn của tư bản trở thành vật cản trở phương thức sản

xuất cùng tồn tại và phồn thịnh dưới sự lũng đoạn này. Tư liệu sản
xuất đã tập trung và lao động đã xã hội hoá tới mức không thể
chứa đựng trong vỏ bọc tư bản chủ nghĩa. Chiếc vỏ này sắp nổ
tung. Hồi chuông chôn vùi chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa sấp
điểm rồi. Kẻ tước đoạt sắp bị tước đoạt rồi”
.

Đó chính là “mâu thuẫn giữa sản xuất xã hội hoá và chế độ

chiếm hữu tự nhân về tư liệu sản xuất” mà chúng ta thường nói đến
trong sách giáo khoa. Luận đoán này đúng, trước khi công ty cổ
phần ra đời. Bởi ngoài việc giai cấp công nhân đứng lên làm cách
mạng, lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, tước đoạt những kẻ tước
đoạt ra, đời sống xã hội chưa cung cấp phương pháp khác giải
quyết vấn đề này.

Đấy là hạn chế lịch sử khi Mác viết “Tư bản luận” tập 1.
Công ty cổ phần đã phá vỡ lũng đoạn, sáng tạo hình thức chiếm

hữu xã hội hoá tư liệu sản xuất tương xứng với “tập trung tư liệu
sản xuất và xã hội hoá lao động”. Mác không phải học giả khư khư
bám lấy cái cũ, bảo vệ luận đoán đã lỗi thời. Sau khi nghiên cứu
công ty cổ phần, Mác đưa ngay ra kết luận mới:

“Trong công ty cổ phần, chức năng đã tách khỏi quyền sở hữu tư

bản, lao động cũng đã hoàn toàn tách khỏi quyền sở hữu tư liệu
sản xuất và quyền sở hữu lao động thặng dư. Kết quả sản xuất tư
bản chủ nghĩa phát triển đến cực độ là điểm quá độ phải trải qua,
đề tư bản lại chuyển hoá thành sở hữu của người sản xuất, song
lúc đó nó không còn là tài sản tư hữu của từng người sản xuất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.