mang tính toàn quốc giữa chủ và thợ, dùng thoả hiệp giai cấp thay
thế sự đối lập từng một mất một còn giữa hai bên, một số người đã
bắt đầu đế xướng dùng xây dựng công đề giải quyết vấn đề thất
nghiệp, cũng có nghĩa là lấy việc nhà nước tích cực can thiệp để
giải quyết cuộc khủng hoảng của kinh tế thị trường không còn linh
nghiệm nữa. Tổng thõng Roosevelt lãnh đạo nước Mỹ thoát khỏi
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 đã mạnh dạn tiếp
nhận chính sách của chủ nghĩa xã hội dân chủ.
Chủ nghĩa xã hội dân chủ còn gọi là con đường thứ ba. Nó vừa
là yêu cầu nội tại, vừa là đòi hỏi củng cố quan hệ đồng minh Mỹ-
Âu. “Con đường thứ ba” do Thủ tướng Công đảng Anh Blair và
nguyên tổng thống Mỹ Clinton đại điện đề ra là bản sửa đổi của
chủ nghĩa xã hội dân chủ. Ngày 3-6-2000, Clinton tham gia Hội
nghị cấp cao “Con đường thứ ba” tại Berlin, ông nói: “Chúng ta
muốn kinh tế thị trường, lại muốn xã hội công bằng”, coi hiệu suất
và công bằng là ngọn cờ của con đường này.
Công báo của hội nghị nhấn mạnh:
“Chúng tôi coi trọng kinh tế thị trường phải kết hợp với trách
nhiệm xã hội, từ đó tạo ra kinh tế tăng trưởng, công ăn việc làm
đầy đủ và sự ổn định lâu dài, còn nhà nước trên phương diện chính
sách kinh tế vĩ mô phải duy trì ổn định, ủng hộ các biện pháp tài vụ
công cộng kiện toàn, kiên quyết ngăn chặn lạm phát; nhà nước
cũng phải thúc đẩy thị trường tiền tệ ổn định, nâng cao độ minh
bạch và đề xướng cạnh tranh công bằng”. (“Con đường thứ ba và
nước Anh mới”, Nhà xuất bản Phương Đông, bản in lần thứ nhất
tháng 12-2001, trang 290-291)
Qua tìm hiểu gần đây được biết có 61 nghị sĩ Mỹ là hội viên
“Những người xã hội dân chủ Mỹ” (Democratic Socialits of