MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 276

America, viết tắt là DSA). Quan niệm kinh tế của Đảng Dân chủ
Mỹ bắt rễ từ tư tưởng kinh tế của Mác và Keynes, chủ trương
chính phủ hướng dẫn kinh tế thị trường, quốc hữu hoá ở mức độ
thích hợp, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, chính phủ xây dựng
trường học, giảm hoặc miễn thuế cho người nghèo, nâng cao phúc
lợi, nâng mức lương tối thiểu, quan tâm nhiều hơn đến nhóm người
yếu kém, khuyết tật. Đảng Cộng hoà lên cầm quyền cũng không
thay đổi chính sách xã hội của Đảng Dân chủ. Bởi lẽ chế độ phúc
lợi xã hội mang đặc điểm cứng chỉ tăng không giảm, chỉ lên không
xuống, ai cắt giảm phúc lợi xã hội, người đó sẽ mất phiếu bầu.
Công nhân và dân thường có thể thông qua bỏ phiếu để ngăn chặn
chính đảng không lợi cho mình lên cầm quyền. Chủ nghĩa xã hội
dân chủ đã “đỏ hoá” nước Mỹ.

Năm 2000, khi Bush và Gore tranh cử tổng thống Mỹ, các nhà

báo đã phỏng vấn Friedman, người đã đoạt giải Nobel kinh tế học,
cố vấn kinh tế chủ yếu thời Reagan. Câu trả lời của người thầy
kinh tế học thị trường tự do đã 88 tuổi này khiến người ta giật
mình: “Nước Mỹ sẽ mạnh bước đi lên chủ nghĩa xã hội”, bất kể
Bush hay Gore vào Nhà Trắng, chỗ khác nhau chỉ là nếu Bush cầm
quyền, có thể chậm một chút, nếu Gore cầm quyền, có thể nhanh
hơn.

Thành tựu vĩ đại nhất của chủ nghĩa xã hội dân chủ là tại những

nước tư bản lâu đời, thông qua phát triển mạnh sức sản xuất và
điều tiết phân phối, về cơ bản đã xoá bỏ được sự chênh lệch giữa
thành thị và nông thôn, giữa công nhân và nông dân, giữa lao động
chân tay và lao động trí óc, tạo ra hào quang của chủ nghĩa xã hội
dân chủ. Thành tựu này đã làm cho mô hình chủ nghĩa xã hội bạo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.