không có nghĩa là thua Dulles, mà là thua Ăng-ghen, không phải
thua chủ nghĩa đế quốc, mà thua chủ nghĩa xã hội dân chủ.
Vượt trên cuộc tranh luận hàng trăm năm về ý thức hệ giữa chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản xem ai hay, ai dở, chủ nghĩa xã
hội dân chủ đã tập hợp những ưu điểm của chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa tư bản, đồng thời loại trừ khuyết tật của mỗi bên, quan tâm
cả công bằng và hiệu suất; là biện pháp, chính sách và con đường
có hiệu quả đã được đời sống thực tế chứng minh, là trung dung
hoá tích cực. Con đường chủ nghĩa xã hội dân chủ là con đường
hoà bình, lý tính, xây dựng, không xuất khẩu cách mạng, không áp
đặt cho người khác, không có mũi nhọn phê phán, chỉ có sức hấp
dẫn nêu gương, không làm hại lợi ích của bất cứ giai cấp tầng lớp
nào, không đe doạ an ninh của bất cứ quốc gia hoặc khu vực nào,
nên nó lược toàn thế giới quan tâm. Nhà sử học Mỹ W. Dulan nói:
“Mối lo sợ về chủ nghĩa tư bản khiến chủ nghĩa xã hội nới rộng
tự do, mối lo ngại về chủ nghĩa xã hội cũng khiến chủ nghĩa tư bản
tăng thêm bình đẳng, Phương Đông là phương Tây, mà phương
Tây cũng là phương Đông, chẳng bao lâu, hai bên sẽ gặp nhau”.
Lịch sử đang phát triển như vậy. Không phải chủ nghĩa xã hội
thay thế chủ nghĩa tư bản, cũng không phải chủ nghĩa tư bản thay
thế chủ nghĩa xã hội, mà là sự kết hợp, dung hoà giữa hai bên, trở
thành một chế độ mới là chủ nghĩa xã hội dân chủ (chủ nghĩa tư
bản mới). Con đường chủ nghĩa xã hội dân chủ đang trở thành con
đường loài người cùng chấp nhận, đưa loài người vào một thế kỷ
mới phát triển hoà bình.
Đi con đường của người Thuỵ Điển
Thời kỳ đầu Trung Quốc cải cách mở cửa, để phá vỡ trạng thái
tinh thần trong đội ngũ cán bộ Trung Quốc do bị nhồi nhét lý luận