quyền không hề thay đổi chính sách phúc lợi xã hội của Công
đảng.
Cuối thập kỷ 70 thế kỷ 20, Phó thủ tướng phụ trách công nghiệp
Trung Quốc Vương Chấn sang thăm Anh. Ông yêu cầu đến thăm
một công nhân thất nghiệp với chủ định rõ rệt “thăm nghèo, hỏi
khổ”. Đại sứ Trung Quốc tại Anh Kha Hoa cùng Vương Chấn đến
nhà một công nhân thất nghiệp. Vương lão có phần loá mắt: đây là
công nhân thất nghiệp ư? Ông thấy gì vậy?
Người công nhân thất nghiệp này ở trong nhà lầu 2 tầng, có
buồng ăn, buồng khách, xa lông, ti vi, trong tủ trang trí có đồ bạc
cổ quí giá, đằng sau có vườn hoa nhỏ khoảng 50 m2. Do thất
nghiệp, ông ta có thể không nộp thuế, được khám chữa bệnh không
mất tiền, con cái được hưởng giáo dục nghĩa vụ miễn phí.
Xem xong, Vương Chấn cứ xuýt xoa. Thì ra người công nhân
Anh ông vốn coi là đang sống trong nước sôi lửa bóng này lại có
mức sống cao hơn Phó thủ tướng Trung Quốc. Đại sứ Kha Hoa nói
với ông: “Tôi đã hỏi một công nhân vệ sinh, thu nhập của anh ta
mỗi tuần khoảng 100 sterling. Người coi thang máy thu nhập mỗi
tuần khoảng 150 sterling”. Tính theo tỉ giá hối đoái hồi đó, tiền
lương hàng tuần của công nhân vệ sinh bằng 592 NDT, công nhân
coi thang máy bằng 886 NDT. Lương của Vương Chấn hồi đó mỗi
tháng không đến 400 NDT, mỗi tuần không đến 100 NDT, bằng
1/6 lương công nhân vệ sinh, 1/8 lương công nhân coi thang máy ở
Anh. Nếu so sánh thu nhập giữa dân thường hai nước, thì khoảng
cách đó càng lớn. Theo tính toán của các chuyên gia, tỉ lệ thu nhập
quốc dân bình quân đầu người của Trung Quốc và Anh là 1/42,3,
nghĩa là thu nhập của dân thường Anh cao hơn dân thường Trung