cực tả trong thời gian dài tạo ra, như ếch ngói đáy giếng, tự cho
mình hơn người, chỉ có mình là phái tả là cách mạng; Đặng Tiểu
Bình đã cử rất nhiều cán bộ cấp cao ra nước ngoài khảo sát, chủ
yếu là Mỹ và châu Âu. Ông rất chú trọng thành tựu và kinh nghiệm
của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Nhiều cán bộ cấp cao sang Tây Bắc
Âu bất giác kêu lên: “Người ta như thế mới là chủ nghĩa xã hội
chứ!” Anh là một nước như thế nào? Nhận thức định hình của
chúng ta coi Anh là chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc già đời.
Trong cuộc tổng tuyền cử năm 1945 sau khi Thế chiến II kết thúc,
Công đảng Anh toàn thắng, lãnh tụ Công đảng Attlee lên làm thủ
tướng. Ông đã tiến hành một cuộc cải cách xã hội dân chủ. Những
biện pháp chủ yếu là: quốc hữu hoá các xí nghiệp khai khoáng,
ngân hàng, giao thông vận tải, sản xuất gang thép, dịch vụ xã hội,
nâng thành phần quốc doanh trong lĩnh vực kinh tế lên 20%; thông
qua thuế luỹ tiến chênh lệch rõ rệt, nhà nước tái phân phối 2/5 tổng
thu nhập; áp dụng phương pháp phúc lợi toàn dân, đảm bảo rộng
rãi cho tất cả mọi người về chi phí chữa bệnh hiểm nghèo, sự cố,
tuổi già, thương tật, thất nghiệp, sinh đẻ, tử vong, tất cả mọi người
đều tược khám chữa bệnh không mất tiền, giáo dục trung tiểu học
miễn phí. Attlee nói: “Chính phủ Công đảng đang thiết lập ở Anh
một chế độ tốt nhất ưu việt hơn chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã
hội kiểu Liên Xô” (Vương Tiểu Mạn: Con đường phát triển của
Công đảng Anh sau Thế chiến 2)
Nếu chúng ta tôn trọng lời tự trần thuật của lãnh tụ Công đảng
Anh, thì từ thập kỷ 50 thế kỷ trước, Anh đã là nước theo chủ nghĩa
xã hội dân chủ rồi. Thể chế phúc lợi xã hội do Chính phủ Công
đảng thiết lập ở thập kỷ 50 có ánh hưởng sâu xa đối với sự phát
triển của nước Anh và châu Âu. Sau này Đảng Bảo thủ lên cầm