MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 284

ngạch ngoài lợi nhuận 50 vạn curon của phía chủ, trích ra 20% lập
quỹ cho công nhân viên xí nghiệp, tăng quỹ dưỡng lão mà phía chủ
nộp thay công nhân thêm 1%, là có thể chuyển một phần lợi nhuận
từ nhà tư bản sang tay công nhân, tiến hành đầu tư sản xuất, khiến
công nhân viên trở thành cổ đông, thành người hữu sản. Theo tính
toán của người, thiết kế đạo luật này, chỉ cần lãi suất của xí nghiệp
từ 10 đến 15%, thì khoản chuyển sang “Quỹ đầu tư của người làm
thuê” dưới danh nghĩa công nhân viên trong 20 đến 30 năm có thể
chiếm một nửa cổ phần của xí nghiệp. Cùng với tỉ trọng “Quỹ đầu
tư của người làm thuê” trong xí nghiệp ngày càng tăng, có thể từ
thể chế kinh tế, làm thay đổi cơ cấu tư bản tư nhân chiếm vị trí
thống trị, thực hiện lý tưởng của đấng Dân chủ Xã hội là xã hội
hoá tư liệu sản xuất.

Thông qua cuộc “cách mạng thầm lặng”, giai cấp công nhân đã

nắm một phần quyền sở hữu xí nghiệp. Đây không phải là những
lời lẽ ngon ngọt lừa bịp công nhân nhằm tranh thủ phiếu bầu. Năm
1982, Đảng Dân chủ Xã hội thắng lợi trong tổng tuyển cử, trở
thành đảng lớn nhất trong Quốc hội, Chủ tịch Đảng Palmer lên làm
thủ tướng. Tuy các nhà tư bản phản đối, và ngáy 4-10-1983 đã tổ
chức cuộc biểu tình có 75.000 người tham gia, nhưng đến 12-12-
1983, với đa số mong manh chỉ chênh lệch 6 phiếu, Quốc hội Thuỵ
Điển đã thông qua “Luật quỹ đầu tư của người làm thuê” có hiệu
lực từ 11-1984. Năm đầu tiên thu được 1 tỉ 524 triệu curon, năm
thứ hai 1 tỉ 231 triệu, năm thứ ba (1986) 2 tỉ 710 triệu, cả 3 năm
thu được 5 tỉ 465 triệu curon Quỹ cổ phần công nhân. Chính sách
“khiến mọi người đều trở thành người hữu sản” mà Đảng Dân chủ
Xã hội Thuỵ Điển thực hiện là chân thực, họ gọi đó là “chính sách
chủ nghĩa xã hội quỹ”. Năm 1991, Chính phủ liên hợp của Đảng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.