Bảo thủ và 3 đảng khác lên cầm quyền đã xoá bỏ Quỹ đầu tư cửa
người làm thuê, phản ánh cuộc đấu tranh nghiêm trọng giữa giai
cấp tư sản và giai cấp công nhân, nhưng lúc đó phần lớn công nhân
đã trở thành người nắm cổ phiếu của xí nghiệp, tuy chỉ là những cổ
đông nhỏ. Trong cuộc tổng tuyển cử mùa thu 1994, với 45% phiếu
bầu, Đảng Dân chủ Xã hội Thuỵ Điền giành lại vị trí cầm quyền,
nhưng không khôi phục Quỹ đầu tư của người làm thuê, mà đưa ra
chủ nghĩa xã hội phúc lợi khoa học kỹ thuật. Họ cho rằng trong bối
cảnh toàn cầu hoá, tri thức và giáo dục cực kỳ quan trọng đối với
tăng trưởng kinh tế việc làm và công bằng xã hội. Để xoá bố bất
công xã hội đang tồn tại, phân phối công bằng cơ hội được giáo
dục có hiệu quả hơn tái phân phối của cải xã hội về sau. Đảng Dân
chủ Xã hội Thuỵ Điển đã đấu tranh bất khuất vì lợi ích của giai cấp
công nhân và tuyệt đại đa số nhân dân.
Trong nhà trưng bày lịch sử Đảng Dân chủ Xã hội treo chân
dung ba lãnh tụ quốc tế là Mác, Ăng-ghen và Lassall, tôn họ là
người thầy của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Bức chân dung thứ 4 mới
là người sáng lập Đảng Dân chủ Xã hội Thuỵ Điển Branting. Đảng
trên cho rằng: “Mô hình, phát triển của Mác và Ăng-ghen lâ lý
luận khoa học. Cũng như mọi lý luận khoa học khác, nó có đứng
vững không, phải được thực tiễn kiểm nghiệm”.
Năm 1920, Đảng Dân chủ Xã hội Thuỵ Điển và Đảng Nhân dân
liên minh cầm quyền, thành lập một loạt xí nghiệp quốc doanh, do
hiệu suất thấp dẫn đến khó khăn kinh tế, năm 1924 mất chính
quyền. Bởi lẽ về chính trị có cơ chế bầu cử dân chủ lựa chọn cái
hay, đào thải cái dở, cho nên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
do khuyết tật nội tại “hiệu suất thấp, dẫn đến khó khán kinh tế”