đương nhiên bị đào thải. Cơ chế chính trị dân chủ có thể đảm bảo
kịp thời uốn nắn sai lầm.
Lời kết 3
Trong thất bại, Đảng Dân chủ Xã hội Thuỵ Điển đã tổng kết bài
học kinh nghiệm, cho rằng không thể xây dựng được chủ nghĩa xã
hội trong tình trạng hiệu suất sản xuất thấp, của cải xã hội suy
giảm. Then chốt của chủ nghĩa xã hội, mấu chốt để thực hiện công
bằng xã hội, không phải chế độ sở hữu, mà là phương thức phân
phối. Họ rút ra kết luận: tư liệu sản xuất phải tư hữu hoá, chế độ tư
hữu hoá về tư liệu sản xuất này mang đặc trưng công nhân có cổ
phần, các cổ đông nhỏ và cổ đông lớn cùng chiếm hữu tư liệu sản
xuất, để khuyến khích các xí nghiệp tư nhân tạo ra nhiều của cải
hơn; phân phối của cải phải xã hội hoá, do chính quyền và công
đoàn nắm giữ, có nghĩa là chính quyền (dưới sự giám sát của công
đoàn) thông qua thu thuế, phân phối một phần lợi nhuận của xí
nghiệp cho nhóm người yếu kém, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo,
xây dựng nhà nước phúc lợi. Nhận thức đó trở thành cương lĩnh
cầm quyền mới, rất được lòng người khi họ trở lại cầm quyền vào
năm 1932, vừa được công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động
khác ủng hộ, vừa được các nhà tư bản ủng hộ, khiến họ liên tục
cầm quyền tới 44 năm!
Đảng Dân chủ Xã hội Thuỵ Điển giải quyết vấn đề mâu thuẫn
giữa chủ và thợ trong xí nghiệp theo phương thức mới. Sau khi từ
bỏ chế độ công hữu về tư liệu sản xuất hoặc chính sách quốc hữu
hoá, Đảng tập trung vào sự thoả hiệp giữa chủ và thợ. Năm 1936,
Liên minh công đoàn (LO) và Liên minh giới chủ (SAF) đã ký
“Thoả thuận Saltsjobaden”, qui định trình tự, cơ cấu giải quyết
tranh chạp giữa chủ và thợ, hạn chế đặc quyền quản lý của chủ xí