hướng tự phát tư bản chủ nghĩa”, “ngăn chặn phục hồi chủ nghĩa tư
bản”, “túm lấy phái đương quyền trong Đảng đi theo con đường tư
bản chủ nghĩa”, về chính sách cụ thể lại không chấp nhận những
biện pháp có lợi cho lực lượng sản xuất phát triển, như phản đối
“ba tự, một bao” (thị trường tự đo, đất phần trăm, tự chịu lỗ lãi, và
khoán sản tới hộ), cắt “cái đuôi” tư bản chủ nghĩa. Mao phản đối
cả chế độ lương 8 bậc và việc phát tiền thưởng cho công nhân.
Trong lĩnh vực kinh tế, khuynh hướng tự phát tư bản chủ nghĩa
(tức những nỗ lực của mọi người theo đuổi làm nhiều hưởng nhiều,
phát tài làm giàu) là linh hồn sống của lực lượng sản xuất tiên tiến.
Diệt linh hồn này thì không bao giờ có lực lượng sản xuất tiên tiến.
Muốn giàu lên phải khôi phục danh dự cho “khuynh hướng tự phát
tư bản chủ nghĩa” bị phê phán bao nhiêu năm này. “Cáp tiêm diệt
phú” (không cho ai giàu lên trước) là tử huyệt của chủ nghĩa xã hội
bạo lực, là nguồn gốc khiến Mao thất bại trong lãnh đạo kinh tế.
Mao cho rằng đó là “chính đạo” mác xít, quyết không thay đổi.
Nhưng cho đến chết Mao cũng không hiểu nổi vì sao phát triển sản
xuất theo lý luận của Mao, sản xuất không lên được? Cải tạo đất
nước theo “tuyên ngôn Đảng cộng sản”, vì sao càng cải tạo, đất
nước càng nghèo, nhân dân càng khổ? Đó là bi kịch của một người
theo chủ nghĩa xã hội không tưởng muốn làm việc tốt cho đời.
Trong “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”, Mác-Ăng-ghen đã có một
số câu sai lầm (như tiêu diệt chế độ tư hữu), về sau “Tư bản luận”
tập 1 (trang 832) đề ra “thiết lập lại chế độ sở hữu cá nhân, trên cơ
sở cùng chiếm hữu tư liệu sản xuất”
Mác đưa ra chủ trương trên do được các công ty cổ phần gợi ý.
Công ty cổ phần là tài sản chung của toàn thể cổ đông, là cơ sở
chiếm hữu cộng đồng, cổ phiếu trong tay mỗi cổ đông trên cơ sở