MARIE CURIE MỘT ĐỜI HY SINH CHO KHOA HỌC - Trang 143

* *

Phải lấy được Ra-di và Pô-lô-ni nguyên chất. Trong các chất có tính

phóng xạ mạnh nhất mà hai nhà bác học chế ra được, Ra-di và Pô-lô-ni chỉ ở
dạng những dấu vết không thể nắm được. Muốn tách rời hai kim loại mới
này, cần đến rất nhiều nguyên liệu.

Ba vấn đề nan giải là:

Làm thế nào có đủ quặng?

Chế biến quặng ở chỗ nào?

Tiền đâu giả chi phí?

Lúc này ở một vùng Bô-hêm (thời đó còn thuộc nước Áo – ND)

người ta khai thác pêch-blen để lấy muối u-ra-ni cần cho kĩ nghệ pha-lê. Đó
là một loại quặng quý giá. Hàng tấn pêch-blen rất đắt tiền, quá đắt đối với
Pi-e và Ma-ri.

Thiếu tiền sẽ có tài tháo vát thay thế. Hai nhà bác học có một dự đoán

sáng suốt: sau khi u-ra-ni được chiết ra để làm pha-lê, trong quặng vẫn cón
lại nguyên vẹn hai chất Pô-lô-ni và Ra-đi. Và nếu pêch-blen nguyên chất rất
đắt, khi lấy hết muối u-ra-ni ra rồi, có thể rất rẻ.

Pi-e và Ma-ri nhờ một người bạn đồng nghiệp người Áo giới thiệu để

mua một khối lượng lớn xỉ thừa với giá phải chăng.

Thật là đơn giản, nhưng vấn đề là phải nghĩ tới…

Để mua nguyên liệu và trả tiền chuyên chở tới Pa-ri, Pi-e và Ma-ri

lấy trong tiết kiệm ít ỏi của mình. Họ chẳng ngây thơ gì mà xin nhà nước
Pháp trợ cấp. Tuy hai nhà vật lý đang ở thời kì sắp có một khám phá trọng
đại, nếu yêu cầu trường Đại học hay Nhà nước cấp tiền để mua xỉ pêch-blen,
người ta sẽ cười cho. Dù sao, đơn của họ sẽ lẫn trong những hồ sơ của một
bàn giấy nào đó, và phải hàng tháng mới được trả lời, chắc chắn là bị từ chối.
Trong bao nhiêu truyền thống, bao nhiêu nguyên tắc mà cuộc cách mạng
Pháp đã để lại, và trong nhiều trường hợp, đã từng khuyến khích khoa học,
nhà nước Pháp hình như chỉ còn giữ lại, sau hơn một thế kỉ, những lời nói

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.