LỜI GIỚI THIỆU
Trong những nhà bác học lớn của thế kỷ 20, thế kỷ của vật lý học, có
một hình ảnh sáng ngời rất đỗi gần gũi chúng ta. Đó là Ma-ri Qui-ri, nữ bác
học ngừơi Ba Lan, mà tên tuổi cùng với chồng là nhà vật lý Pháp Pi-e Qui-ri,
gắn liền với một giai đoạn phát minh khoa học và phát triển kỹ thuật vô cùng
rạng rỡ trong lịch sử văn minh loài người.
Một khám phá đảo lộn cả nền triết học và vật lý của mấy thế kỷ
trước, là ánh bình minh của thời đại nguyên tử, trong điều kiện nghiên cứu
thô sơ, tạm bợ “bốn năm ở một nhà xe” nghe như chuyện thần tiên lại do
một phụ nữ rụt rè, thầm lặng, tính tình nếp sống chẳng khác gì chị em lao
động bình dị, chất phác, nhưng tâm hồn, tư tưởng có tầm vóc thời đại.
Cuối thế kỷ 19, nước Ba Lan còn bị vùi dập dưới ách phong kiến phụ
thuộc. Do tư tưởng trọng năm khinh nữ, thời đó phụ nữ không được vào Đại
học, Ma-ri-a Xkhua-dốp-xka, con một gia đình nhà giáo yêu nước bị chèn
ép, đã không chịu sống trói buộc, thấp hèn, ra sức học hỏi tích luỹ kiến thức
với một lý tưởng quán xuyến cả cuộc đời say mê khoa học.
Em bé chưa đầy mười hai tuổi mồ côi mẹ, thời thơ ấu bị đau thương
đè nén, càng yêu quê hương đất nước, yêu từ tiếng nói đến lịch sử dân tộc.
Đang học trung học, mặc dầu bị cấm đoán Ma-ri-a Xkhua-dôp-xka vẫn lén
lút tìm dự các buổi “Đại học di động”. Say sưa với những luồng tư tưởng
tiến bộ hướng về tầng lớp lao động.
Cô gái mười bảy, hiếu thảo tận tình, muốn giúp chị có tiền ra học
nước ngoài, đỡ đần cha và dành dụm thêm cho mình, đã đi tỉnh xa dạy tư
tám năm ròng rã, gần gũi con em nông dân với một lòng yêu chân thành. Tha
thiết khêu gợi cho các em thấy vẻ đẹp của tiếng nói mẹ đẻ và lịch sử đất
nước Ba Lan. Cô tìm thấy ở các em “niềm vui lớn và nguồn an ủi chính” của
mình, ở địa phương hẻo lánh, không người hướng dẫn, cô vẫn tự mình cố
gắng học thêm.
Cô nữ sinh viên 25 tuổi, miệt mài sách vở, kham khổ ba năm để
giành hai bằng cử nhân toán lý, đỗ nhất và nhì đồng thời trang bị cho mình
một vốn kiến thức khoa học cơ bản vững chắc. Khi tốt nghiệp xong, cô đã